Biến chủng virus SARS-CoV-2 mới phát hiện ở Việt Nam có đặc điểm gì khiến số ca mắc tăng nhanh, dịch khó kiểm soát?

Theo GS Nguyễn Thanh Long, đặc điểm của chủng mới là lây lan trong không khí, nồng độ virus ở dịch họng của người bệnh tăng lên rất nhanh, phát tán mạnh ra môi trường xung quanh. Điều này khiến số ca mắc Covid-19 tăng lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn.

Biến chủng virus SARS-CoV-2 mới phát hiện ở Việt Nam có đặc điểm gì khiến số ca mắc tăng nhanh, dịch khó kiểm soát?

Số lượng ca mắc Covid-19 mới từ 27/4 đến nay là 3.784 ca. Số tỉnh thành ghi nhận ca nhiễm hiện nay đã lên tới hơn 30 tỉnh. Trong khi dịch đang lây lan thì lại biến chủng mới xuất hiện.

Ngoài chủng Ấn Độ đang lưu hành tại Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội, chủng viurs ở Anh lưu hành ở Đà Nẵng và một số địa phương, đến nay, các nhà nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lại phát hiện thêm chủng virus SARS-CoV-2 lai tạo giữa hai chủng virus trên. Chủng mới đột biến mất Y144 trên protein S của virus B.1.617.2. Trên GISAID hiện tại chưa ghi nhận đột biến mất Y144. Bộ Y tế vẫn đang theo dõi sát chủng mới này.

Theo GS Nguyễn Thanh Long, đặc điểm của chủng mới này là lây lan trong không khí, nồng độ virus ở dịch họng của người bệnh tăng lên rất nhanh, phát tán mạnh ra môi trường xung quanh. Điều này khiến số ca mắc Covid-19 tăng lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn.

Đây là một trong những lý do dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh khó kiểm soát dù đã thực hiện nhiều biện pháp chống dịch rất quyết liệt – Bộ trưởng Long cho biết. Ví dụ tại Công ty Hosiden Bắc Giang, môi trường không khí hạn hẹp, thông khí kém, đông người, có tới gần 1.000 người nhiễm trong số 4.800 công nhân. Vòng lây nhiễm của chủng virus này chỉ 1-2 ngày, tức là sau 1-2 ngày đã có một tầng F nữa nhiễm bệnh.

 Biến chủng virus SARS-CoV-2 mới phát hiện ở Việt Nam có đặc điểm gì khiến số ca mắc tăng nhanh, dịch khó kiểm soát? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Theo TS Phạm Quang Thái, trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - xu hướng phát triển của virus là chủng về sau dễ lây hơn chủng trước. Hiện nay có thể nhìn thấy, quá trình phòng chống đã khó khăn hơn do virus dễ lây lan hơn. Ngoài ra, chủng mới có thể tạo ra cơn bão miễn dịch dễ dàng hơn, vừa dễ lây, vừa tăng bội nhiễm.

TS Thái cho rằng, về cơ bản, virus lưu hành tại một cộng đồng sau một thời gian sẽ có xu hướng biến đổi mang tính thuần với cộng đồng đó, từ đó sẽ dễ lây lan trong cộng đồng đó hơn. Chính vì thế, chủng mới biến đổi trong cộng đồng người Việt sẽ dễ lây trong cộng đồng người Việt hơn.

Chìa khoá hiện tại là phải cắt đứt nguồn lây. Cắt đứt nguồn lây ở các khu công nghiệp, cộng đồng là điều vô cùng quan trọng. Nếu công tác phòng dịch không tốt thì nguy cơ xuất hiện chủng đặc thù của Việt Nam có thể xảy ra và khi đó tạo thành ổ dịch dễ dàng và rộng hơn.

Bộ trưởng Bộ Y tế lo lắng về ổ dịch trong khu công nghiệp

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng hiện nhiều ổ dịch không rõ đường lây truyền, khả năng xâm nhập từ cộng đồng vào khu công nghiệp rất lớn và hiện hữu.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ lo lắng về các ổ dịch trong khu công nghiệp. "Với những biện pháp đã và đang triển khai trong chống dịch mặc dù tạm yên tâm, nhưng vẫn phải quyết liệt hơn.

Tại Bắc Ninh, số khu công nghiệp của Bắc Ninh cũng như công nhân nhiều hơn Bắc Giang. Bắc Ninh có đến 400.000 công nhân trong đó hơn 200.000 người đến từ 63 tỉnh, thành phố.

Tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Bộ Y tế khuyến nghị, đối với một số khu nhà lưu trú có tập trung đông công nhân, nếu có ca nhiễm thì lập tức áp dụng thiết chế cách ly tập trung, đảm bảo tối đa an toàn, không cho ra khỏi phòng và xử lý nghiêm vi phạm; giảm mật độ ở những khu này theo hướng 50% đi làm, 50% ở nhà.

Link nội dung: https://biztoday.vn/bien-chung-virus-sars-cov-2-moi-phat-hien-o-viet-nam-co-dac-diem-gi-khien-so-ca-mac-tang-nhanh-dich-kho-kiem-soat-122944.html