Bài 1: Công ty CP Dược phẩm LOCIFA: ‘Vén màn’ kinh doanh, vạch trần màn ‘bắt bệnh' của những ‘chuyên gia online’

Vào vai một nhân viên thử việc tại Công ty CP Dược phẩm LOCIFA, PV đã được đào tạo thành ‘chuyên gia online’ chuyên tư vấn sản phẩm sinh lý nam Zawa với một kịch bản tinh vi, sẵn sàng dọa khách hàng ‘vô sinh’, chỉ vì mục đích cuối cùng là: Lợi nhuận.

Sau thời gian dài theo dõi về hoạt động kinh doanh sản phẩm Sinh lý nam Zawa, PV Sở hữu trí tuệ online nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường trong hoạt động quảng cáo, kinh doanh sản phẩm này. Để có cái nhìn chân thật nhất, lột tả hết bức tranh kinh doanh, nhóm PV đã thâm nhập vào đại bản doanh của đơn vị phân phối là Công ty CP Dược phẩm LOCIFA có địa chỉ tại 424 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là một sàn làm việc rộng với số lượng nhân viên lên tới gần 200 người.

LOCIFA2

Tại đây, PV đã tận mắt chứng kiến những màn lừa dối khách hàng qua lời tư vấn của những nhân viên đóng vai “chuyên gia” dù không hề có chuyên môn y tế. Dựa trên một kịch bản giống nhau, những chuyên gia này có thể tự tin bắt bệnh, phán bệnh, thậm chí là dọa khách hàng qua điện thoại.

Sản phẩm được các nhân viên này tư vấn nhiệt tình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Sinh lý nam Zawa. Toàn bộ số lượng gần 200 nhân viên ở đây đều có một kịch bản chung vào vai các ‘chuyên gia’, chỉ tư vấn cho khách hàng thông qua điện thoại nhưng đã tự kết luận khách hàng bị các bệnh như rối loạn cương dương,..

LOCIFA3

Sở dĩ các nhân viên kinh doanh ở đây có thể sẵn sàng dối trá như vậy vì có cả một hệ thống đào tạo bài bản những kỹ nghệ, chăm sóc, tư vấn… theo chu trình khép kín của Công ty Locifa.

Trong kịch bản, ngoài việc hướng dẫn chào hỏi, thăm khám triệu chứng của bệnh nhân, PV không khỏi giật mình trong môi trường kinh doanh dược phẩm mà họ lại dạy học viên của mình dối trá, bỏ qua lương tâm, đạo đức. Nhiều nhân viên còn dọa khách hàng về việc vô sinh, hiếm muộn để khách hàng sợ và mua sản phẩm.

LOCIFA

 Nhân viên của Locifa tư vấn cho khách hàng

“...Hôm nay anh gọi điện đến thứ nhất để hỏi thăm sức khỏe của em, thứ 2 là để kiểm tra nhân viên là cô… có làm tròn trách nhiệm của một người bác sĩ là thường xuyên gọi điện thăm khám, hỗ trợ và áp sát tình trạng bệnh của em hay không…”

“Thời gian quan hệ của em như vậy là rất là yếu, để về lâu về dài thời gian quan hệ tụt mood dần, thậm chí là chưa cho vào đã ra rồi, liệt dương hay liệt dương bất lực (đối với người đã có gia đình), (đối với thanh niên chưa có gia đình thì dọa: Sinh lí yếu làm cho chất lượng tình trùng yếu dần ảnh hưởng đến sinh nở, thậm chí vô sinh hiếm muộn… ) còn về vấn đề rối loạn cương dương: nguyên nhân chủ yếu do mình bị suy giảm hàm lượng testoteron trong cơ thể nên ảnh hưởng đến mức độ cương cứng của dương vật nên là điều trị sớm đi nhé…”

Đó là 1 đoạn trong ‘kịch bản’ được soạn sẵn.

locifa tva
locifa tvb
locifa tvc
locifa tvd

Đặc biệt, theo lời chia sẻ của một nhân viên LOCIFA thì khi gọi điện, nhân viên sẽ tư vấn cho khách hàng 2 lộ trình, lộ trình cơ bản và lộ trình chuyên sâu. Lộ trình chuyên sâu được giới thiệu là sản phẩm có lượng dược tính cao hơn, mạnh hơn nhưng trên thực tế, nhân viên này thừa nhận lộ trình chuyên sâu chỉ có tăng số lượng gói sản phẩm lên chứ không hề tăng lượng dược tính trong sản phẩm. “Nói như vậy để khách hàng mua lộ trình chuyên sâu với giá cao hơn”, nhân viên này cho hay. Vậy đây có phải là đang lừa dối khách hàng?

Không chỉ vậy, trên các trang web và các phương tiện đại chúng, LOCIFA đều quảng cáo Zawa được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Syntech nhưng trên thực tế, trên vỏ hộp sản phẩm lại ghi được sản xuất tại Công ty TNHH Dược phẩm Napharco. Đây liệu có phải dấu hiệu lừa dối khách hàng khi đăng quảng cáo 1 kiểu, sản phẩm đến tay khách hàng 1 kiểu?

Cầm “kịch bản chốt sale”, đọc từng dòng được soạn rõ ràng, rành mạch nhằm đào tạo những người chưa biết gì sẽ trở nên sành hơn khi tư vấn cho “bệnh nhân” qua điện thoại, PV mới thấy được bản chất của hoạt động kinh doanh của Công ty CP Dược phẩm LOCIFA.

Trước đó, Cục An toàn Thực phẩm đã từng phát đi cảnh báo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa quảng cáo vi phạm quy định pháp luật. Qua công tác hậu kiểm, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên trang mạng: zawa.chinhhang.info, zawavietnam.com, zawachinhhang.com, zawa-chinhhang.vn, zawa.com.vn quảng cáo sản phẩm TPBVSK Zawa vi phạm quảng cáo không phù hợp với một trong các tài liệu được xác nhận; Quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Liệt kê công dụng từng thành phần của sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm cũng đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-XPVPHC ngày 04/6/2021, xử phạt Công ty Cổ phần dược phẩm LOCIFA 162 triệu đồng về 04 hành vi vi phạm gồm: Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa và GMDIET gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Sử dụng hình ảnh, uy tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa; Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa và GMDIET có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; Lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa.

Vậy với những hoạt động đang diễn ra tại Công ty LOCIFA, chính quyền địa phương có nắm được không? Đặc biệt, giữa đại dịch Covid-19, gần 200 nhân viên ngồi sát nhau, không thực hiện các biện pháp phòng dịch, chính quyền địa phương có nắm được không? Nếu có vấn đề gì xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Các chiêu trò trong hoạt động kinh doanh của LOCIFA sẽ tiếp tục được PV “vạch trần” trong các bài tiế theo.

Trước tình hình nên trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau: Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế. Gọi điện thoại tự xưng là bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán TPBVSK; gọi điện thoại tự xưng là người bệnh đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán TPBVSK.

Ngoài ra, người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng TPBVSK như: TPBVSK không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời. Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn TPBVSK luôn ghi dòng chữ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe. Chọn mua các sản phẩm TPBVSK có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng. Mua sản phẩm phải có hóa đơn, đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.

Sau thời gian dài theo dõi về hoạt động kinh doanh sản phẩm Sinh lý nam Zawa, PV Sở hữu trí tuệ online nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường trong hoạt động quảng cáo, kinh doanh sản phẩm này. Để có cái nhìn chân thật nhất, lột tả hết bức tranh kinh doanh, nhóm PV đã thâm nhập vào đại bản doanh của đơn vị phân phối là Công ty CP Dược phẩm LOCIFA có địa chỉ tại 424 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là một sàn làm việc rộng với số lượng nhân viên lên tới gần 200 người.

LOCIFA2

Tại đây, PV đã tận mắt chứng kiến những màn lừa dối khách hàng qua lời tư vấn của những nhân viên đóng vai “chuyên gia” dù không hề có chuyên môn y tế. Dựa trên một kịch bản giống nhau, những chuyên gia này có thể tự tin bắt bệnh, phán bệnh, thậm chí là dọa khách hàng qua điện thoại.

Sản phẩm được các nhân viên này tư vấn nhiệt tình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Sinh lý nam Zawa. Toàn bộ số lượng gần 200 nhân viên ở đây đều có một kịch bản chung vào vai các ‘chuyên gia’, chỉ tư vấn cho khách hàng thông qua điện thoại nhưng đã tự kết luận khách hàng bị các bệnh như rối loạn cương dương,..

LOCIFA3

Sở dĩ các nhân viên kinh doanh ở đây có thể sẵn sàng dối trá như vậy vì có cả một hệ thống đào tạo bài bản những kỹ nghệ, chăm sóc, tư vấn… theo chu trình khép kín của Công ty Locifa.

Trong kịch bản, ngoài việc hướng dẫn chào hỏi, thăm khám triệu chứng của bệnh nhân, PV không khỏi giật mình trong môi trường kinh doanh dược phẩm mà họ lại dạy học viên của mình dối trá, bỏ qua lương tâm, đạo đức. Nhiều nhân viên còn dọa khách hàng về việc vô sinh, hiếm muộn để khách hàng sợ và mua sản phẩm.

LOCIFA

 Nhân viên của Locifa tư vấn cho khách hàng

“...Hôm nay anh gọi điện đến thứ nhất để hỏi thăm sức khỏe của em, thứ 2 là để kiểm tra nhân viên là cô… có làm tròn trách nhiệm của một người bác sĩ là thường xuyên gọi điện thăm khám, hỗ trợ và áp sát tình trạng bệnh của em hay không…”

“Thời gian quan hệ của em như vậy là rất là yếu, để về lâu về dài thời gian quan hệ tụt mood dần, thậm chí là chưa cho vào đã ra rồi, liệt dương hay liệt dương bất lực (đối với người đã có gia đình), (đối với thanh niên chưa có gia đình thì dọa: Sinh lí yếu làm cho chất lượng tình trùng yếu dần ảnh hưởng đến sinh nở, thậm chí vô sinh hiếm muộn… ) còn về vấn đề rối loạn cương dương: nguyên nhân chủ yếu do mình bị suy giảm hàm lượng testoteron trong cơ thể nên ảnh hưởng đến mức độ cương cứng của dương vật nên là điều trị sớm đi nhé…”

Đó là 1 đoạn trong ‘kịch bản’ được soạn sẵn.

locifa tva
locifa tvb
locifa tvc
locifa tvd

Đặc biệt, theo lời chia sẻ của một nhân viên LOCIFA thì khi gọi điện, nhân viên sẽ tư vấn cho khách hàng 2 lộ trình, lộ trình cơ bản và lộ trình chuyên sâu. Lộ trình chuyên sâu được giới thiệu là sản phẩm có lượng dược tính cao hơn, mạnh hơn nhưng trên thực tế, nhân viên này thừa nhận lộ trình chuyên sâu chỉ có tăng số lượng gói sản phẩm lên chứ không hề tăng lượng dược tính trong sản phẩm. “Nói như vậy để khách hàng mua lộ trình chuyên sâu với giá cao hơn”, nhân viên này cho hay. Vậy đây có phải là đang lừa dối khách hàng?

Không chỉ vậy, trên các trang web và các phương tiện đại chúng, LOCIFA đều quảng cáo Zawa được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Syntech nhưng trên thực tế, trên vỏ hộp sản phẩm lại ghi được sản xuất tại Công ty TNHH Dược phẩm Napharco. Đây liệu có phải dấu hiệu lừa dối khách hàng khi đăng quảng cáo 1 kiểu, sản phẩm đến tay khách hàng 1 kiểu?

Cầm “kịch bản chốt sale”, đọc từng dòng được soạn rõ ràng, rành mạch nhằm đào tạo những người chưa biết gì sẽ trở nên sành hơn khi tư vấn cho “bệnh nhân” qua điện thoại, PV mới thấy được bản chất của hoạt động kinh doanh của Công ty CP Dược phẩm LOCIFA.

Trước đó, Cục An toàn Thực phẩm đã từng phát đi cảnh báo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa quảng cáo vi phạm quy định pháp luật. Qua công tác hậu kiểm, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên trang mạng: zawa.chinhhang.info, zawavietnam.com, zawachinhhang.com, zawa-chinhhang.vn, zawa.com.vn quảng cáo sản phẩm TPBVSK Zawa vi phạm quảng cáo không phù hợp với một trong các tài liệu được xác nhận; Quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Liệt kê công dụng từng thành phần của sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm cũng đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-XPVPHC ngày 04/6/2021, xử phạt Công ty Cổ phần dược phẩm LOCIFA 162 triệu đồng về 04 hành vi vi phạm gồm: Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa và GMDIET gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Sử dụng hình ảnh, uy tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa; Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa và GMDIET có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; Lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa.

Vậy với những hoạt động đang diễn ra tại Công ty LOCIFA, chính quyền địa phương có nắm được không? Đặc biệt, giữa đại dịch Covid-19, gần 200 nhân viên ngồi sát nhau, không thực hiện các biện pháp phòng dịch, chính quyền địa phương có nắm được không? Nếu có vấn đề gì xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Các chiêu trò trong hoạt động kinh doanh của LOCIFA sẽ tiếp tục được PV “vạch trần” trong các bài tiế theo.

Trước tình hình nên trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau: Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế. Gọi điện thoại tự xưng là bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán TPBVSK; gọi điện thoại tự xưng là người bệnh đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán TPBVSK.

Ngoài ra, người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng TPBVSK như: TPBVSK không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời. Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn TPBVSK luôn ghi dòng chữ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe. Chọn mua các sản phẩm TPBVSK có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng. Mua sản phẩm phải có hóa đơn, đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.

Sau thời gian dài theo dõi về hoạt động kinh doanh sản phẩm Sinh lý nam Zawa, PV Sở hữu trí tuệ online nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường trong hoạt động quảng cáo, kinh doanh sản phẩm này. Để có cái nhìn chân thật nhất, lột tả hết bức tranh kinh doanh, nhóm PV đã thâm nhập vào đại bản doanh của đơn vị phân phối là Công ty CP Dược phẩm LOCIFA có địa chỉ tại 424 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là một sàn làm việc rộng với số lượng nhân viên lên tới gần 200 người.

LOCIFA2

Tại đây, PV đã tận mắt chứng kiến những màn lừa dối khách hàng qua lời tư vấn của những nhân viên đóng vai “chuyên gia” dù không hề có chuyên môn y tế. Dựa trên một kịch bản giống nhau, những chuyên gia này có thể tự tin bắt bệnh, phán bệnh, thậm chí là dọa khách hàng qua điện thoại.

Sản phẩm được các nhân viên này tư vấn nhiệt tình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Sinh lý nam Zawa. Toàn bộ số lượng gần 200 nhân viên ở đây đều có một kịch bản chung vào vai các ‘chuyên gia’, chỉ tư vấn cho khách hàng thông qua điện thoại nhưng đã tự kết luận khách hàng bị các bệnh như rối loạn cương dương,..

LOCIFA3

Sở dĩ các nhân viên kinh doanh ở đây có thể sẵn sàng dối trá như vậy vì có cả một hệ thống đào tạo bài bản những kỹ nghệ, chăm sóc, tư vấn… theo chu trình khép kín của Công ty Locifa.

Trong kịch bản, ngoài việc hướng dẫn chào hỏi, thăm khám triệu chứng của bệnh nhân, PV không khỏi giật mình trong môi trường kinh doanh dược phẩm mà họ lại dạy học viên của mình dối trá, bỏ qua lương tâm, đạo đức. Nhiều nhân viên còn dọa khách hàng về việc vô sinh, hiếm muộn để khách hàng sợ và mua sản phẩm.

LOCIFA

 Nhân viên của Locifa tư vấn cho khách hàng

“...Hôm nay anh gọi điện đến thứ nhất để hỏi thăm sức khỏe của em, thứ 2 là để kiểm tra nhân viên là cô… có làm tròn trách nhiệm của một người bác sĩ là thường xuyên gọi điện thăm khám, hỗ trợ và áp sát tình trạng bệnh của em hay không…”

“Thời gian quan hệ của em như vậy là rất là yếu, để về lâu về dài thời gian quan hệ tụt mood dần, thậm chí là chưa cho vào đã ra rồi, liệt dương hay liệt dương bất lực (đối với người đã có gia đình), (đối với thanh niên chưa có gia đình thì dọa: Sinh lí yếu làm cho chất lượng tình trùng yếu dần ảnh hưởng đến sinh nở, thậm chí vô sinh hiếm muộn… ) còn về vấn đề rối loạn cương dương: nguyên nhân chủ yếu do mình bị suy giảm hàm lượng testoteron trong cơ thể nên ảnh hưởng đến mức độ cương cứng của dương vật nên là điều trị sớm đi nhé…”

Đó là 1 đoạn trong ‘kịch bản’ được soạn sẵn.

locifa tva
locifa tvb
locifa tvc
locifa tvd

Đặc biệt, theo lời chia sẻ của một nhân viên LOCIFA thì khi gọi điện, nhân viên sẽ tư vấn cho khách hàng 2 lộ trình, lộ trình cơ bản và lộ trình chuyên sâu. Lộ trình chuyên sâu được giới thiệu là sản phẩm có lượng dược tính cao hơn, mạnh hơn nhưng trên thực tế, nhân viên này thừa nhận lộ trình chuyên sâu chỉ có tăng số lượng gói sản phẩm lên chứ không hề tăng lượng dược tính trong sản phẩm. “Nói như vậy để khách hàng mua lộ trình chuyên sâu với giá cao hơn”, nhân viên này cho hay. Vậy đây có phải là đang lừa dối khách hàng?

Không chỉ vậy, trên các trang web và các phương tiện đại chúng, LOCIFA đều quảng cáo Zawa được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Syntech nhưng trên thực tế, trên vỏ hộp sản phẩm lại ghi được sản xuất tại Công ty TNHH Dược phẩm Napharco. Đây liệu có phải dấu hiệu lừa dối khách hàng khi đăng quảng cáo 1 kiểu, sản phẩm đến tay khách hàng 1 kiểu?

Cầm “kịch bản chốt sale”, đọc từng dòng được soạn rõ ràng, rành mạch nhằm đào tạo những người chưa biết gì sẽ trở nên sành hơn khi tư vấn cho “bệnh nhân” qua điện thoại, PV mới thấy được bản chất của hoạt động kinh doanh của Công ty CP Dược phẩm LOCIFA.

Trước đó, Cục An toàn Thực phẩm đã từng phát đi cảnh báo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa quảng cáo vi phạm quy định pháp luật. Qua công tác hậu kiểm, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên trang mạng: zawa.chinhhang.info, zawavietnam.com, zawachinhhang.com, zawa-chinhhang.vn, zawa.com.vn quảng cáo sản phẩm TPBVSK Zawa vi phạm quảng cáo không phù hợp với một trong các tài liệu được xác nhận; Quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Liệt kê công dụng từng thành phần của sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm cũng đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-XPVPHC ngày 04/6/2021, xử phạt Công ty Cổ phần dược phẩm LOCIFA 162 triệu đồng về 04 hành vi vi phạm gồm: Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa và GMDIET gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Sử dụng hình ảnh, uy tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa; Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa và GMDIET có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; Lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa.

Vậy với những hoạt động đang diễn ra tại Công ty LOCIFA, chính quyền địa phương có nắm được không? Đặc biệt, giữa đại dịch Covid-19, gần 200 nhân viên ngồi sát nhau, không thực hiện các biện pháp phòng dịch, chính quyền địa phương có nắm được không? Nếu có vấn đề gì xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Các chiêu trò trong hoạt động kinh doanh của LOCIFA sẽ tiếp tục được PV “vạch trần” trong các bài tiế theo.

Trước tình hình nên trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau: Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế. Gọi điện thoại tự xưng là bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán TPBVSK; gọi điện thoại tự xưng là người bệnh đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán TPBVSK.

Ngoài ra, người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng TPBVSK như: TPBVSK không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời. Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn TPBVSK luôn ghi dòng chữ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe. Chọn mua các sản phẩm TPBVSK có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng. Mua sản phẩm phải có hóa đơn, đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.

Sau thời gian dài theo dõi về hoạt động kinh doanh sản phẩm Sinh lý nam Zawa, PV Sở hữu trí tuệ online nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường trong hoạt động quảng cáo, kinh doanh sản phẩm này. Để có cái nhìn chân thật nhất, lột tả hết bức tranh kinh doanh, nhóm PV đã thâm nhập vào đại bản doanh của đơn vị phân phối là Công ty CP Dược phẩm LOCIFA có địa chỉ tại 424 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là một sàn làm việc rộng với số lượng nhân viên lên tới gần 200 người.

LOCIFA2

Tại đây, PV đã tận mắt chứng kiến những màn lừa dối khách hàng qua lời tư vấn của những nhân viên đóng vai “chuyên gia” dù không hề có chuyên môn y tế. Dựa trên một kịch bản giống nhau, những chuyên gia này có thể tự tin bắt bệnh, phán bệnh, thậm chí là dọa khách hàng qua điện thoại.

Sản phẩm được các nhân viên này tư vấn nhiệt tình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Sinh lý nam Zawa. Toàn bộ số lượng gần 200 nhân viên ở đây đều có một kịch bản chung vào vai các ‘chuyên gia’, chỉ tư vấn cho khách hàng thông qua điện thoại nhưng đã tự kết luận khách hàng bị các bệnh như rối loạn cương dương,..

LOCIFA3

Sở dĩ các nhân viên kinh doanh ở đây có thể sẵn sàng dối trá như vậy vì có cả một hệ thống đào tạo bài bản những kỹ nghệ, chăm sóc, tư vấn… theo chu trình khép kín của Công ty Locifa.

Trong kịch bản, ngoài việc hướng dẫn chào hỏi, thăm khám triệu chứng của bệnh nhân, PV không khỏi giật mình trong môi trường kinh doanh dược phẩm mà họ lại dạy học viên của mình dối trá, bỏ qua lương tâm, đạo đức. Nhiều nhân viên còn dọa khách hàng về việc vô sinh, hiếm muộn để khách hàng sợ và mua sản phẩm.

LOCIFA

 Nhân viên của Locifa tư vấn cho khách hàng

“...Hôm nay anh gọi điện đến thứ nhất để hỏi thăm sức khỏe của em, thứ 2 là để kiểm tra nhân viên là cô… có làm tròn trách nhiệm của một người bác sĩ là thường xuyên gọi điện thăm khám, hỗ trợ và áp sát tình trạng bệnh của em hay không…”

“Thời gian quan hệ của em như vậy là rất là yếu, để về lâu về dài thời gian quan hệ tụt mood dần, thậm chí là chưa cho vào đã ra rồi, liệt dương hay liệt dương bất lực (đối với người đã có gia đình), (đối với thanh niên chưa có gia đình thì dọa: Sinh lí yếu làm cho chất lượng tình trùng yếu dần ảnh hưởng đến sinh nở, thậm chí vô sinh hiếm muộn… ) còn về vấn đề rối loạn cương dương: nguyên nhân chủ yếu do mình bị suy giảm hàm lượng testoteron trong cơ thể nên ảnh hưởng đến mức độ cương cứng của dương vật nên là điều trị sớm đi nhé…”

Đó là 1 đoạn trong ‘kịch bản’ được soạn sẵn.

locifa tva
locifa tvb
locifa tvc
locifa tvd

Đặc biệt, theo lời chia sẻ của một nhân viên LOCIFA thì khi gọi điện, nhân viên sẽ tư vấn cho khách hàng 2 lộ trình, lộ trình cơ bản và lộ trình chuyên sâu. Lộ trình chuyên sâu được giới thiệu là sản phẩm có lượng dược tính cao hơn, mạnh hơn nhưng trên thực tế, nhân viên này thừa nhận lộ trình chuyên sâu chỉ có tăng số lượng gói sản phẩm lên chứ không hề tăng lượng dược tính trong sản phẩm. “Nói như vậy để khách hàng mua lộ trình chuyên sâu với giá cao hơn”, nhân viên này cho hay. Vậy đây có phải là đang lừa dối khách hàng?

Không chỉ vậy, trên các trang web và các phương tiện đại chúng, LOCIFA đều quảng cáo Zawa được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Syntech nhưng trên thực tế, trên vỏ hộp sản phẩm lại ghi được sản xuất tại Công ty TNHH Dược phẩm Napharco. Đây liệu có phải dấu hiệu lừa dối khách hàng khi đăng quảng cáo 1 kiểu, sản phẩm đến tay khách hàng 1 kiểu?

Cầm “kịch bản chốt sale”, đọc từng dòng được soạn rõ ràng, rành mạch nhằm đào tạo những người chưa biết gì sẽ trở nên sành hơn khi tư vấn cho “bệnh nhân” qua điện thoại, PV mới thấy được bản chất của hoạt động kinh doanh của Công ty CP Dược phẩm LOCIFA.

Trước đó, Cục An toàn Thực phẩm đã từng phát đi cảnh báo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa quảng cáo vi phạm quy định pháp luật. Qua công tác hậu kiểm, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên trang mạng: zawa.chinhhang.info, zawavietnam.com, zawachinhhang.com, zawa-chinhhang.vn, zawa.com.vn quảng cáo sản phẩm TPBVSK Zawa vi phạm quảng cáo không phù hợp với một trong các tài liệu được xác nhận; Quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Liệt kê công dụng từng thành phần của sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm cũng đã ban hành Quyết định số 20/QĐ-XPVPHC ngày 04/6/2021, xử phạt Công ty Cổ phần dược phẩm LOCIFA 162 triệu đồng về 04 hành vi vi phạm gồm: Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa và GMDIET gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Sử dụng hình ảnh, uy tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa; Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa và GMDIET có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; Lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa.

Vậy với những hoạt động đang diễn ra tại Công ty LOCIFA, chính quyền địa phương có nắm được không? Đặc biệt, giữa đại dịch Covid-19, gần 200 nhân viên ngồi sát nhau, không thực hiện các biện pháp phòng dịch, chính quyền địa phương có nắm được không? Nếu có vấn đề gì xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Các chiêu trò trong hoạt động kinh doanh của LOCIFA sẽ tiếp tục được PV “vạch trần” trong các bài tiế theo.

Trước tình hình nên trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau: Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế. Gọi điện thoại tự xưng là bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán TPBVSK; gọi điện thoại tự xưng là người bệnh đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán TPBVSK.

Ngoài ra, người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng TPBVSK như: TPBVSK không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời. Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn TPBVSK luôn ghi dòng chữ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe. Chọn mua các sản phẩm TPBVSK có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng. Mua sản phẩm phải có hóa đơn, đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.

Link nội dung: https://biztoday.vn/bai-1-cong-ty-cp-duoc-pham-locifa-ven-man-kinh-doanh-vach-tran-man-bat-benh-cua-nhung-chuyen-gia-online-147097.html