Sai phạm trong quản lý khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên: Chính quyền “thả cửa” cho doanh nghiệp “đầu độc” môi trường – Bài 2

Doanh nghiệp ngang nhiên hoạt động do đã “chi ngầm” cho chính quyền? Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên bảo kê, tiếp tay cho doanh nghiệp “bức tử” môi trường?... Là câu hỏi của dư luận trước những sai phạm trong công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên “thả cửa” cho doanh nghiệp “đầu độc” môi trường

Văn bản thông báo kết luận thanh tra số 1113/TB-TTCP mới được Thanh tra Chính phủ công bố đã chỉ rõ nhiều sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên.

Tại Dự án đầu tư khai thác mỏ than Cát Nê (xã Cát Nê, huyện Đại Từ và xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên), chủ đầu tư là Công ty Việt Bắc chưa hoàn thành các công trình về bảo vệ môi trường theo cam kết nhưng đã hoạt động khai thác.

Tại Dự án khai thác mỏ mangan - sắt Phú Tiến, xã Phú Tiến, huyện Định Hóa, chủ đầu tư là HTX Chiến Công chưa hoàn thành các công trình về bảo vệ môi trường theo cam kết nhưng đã tiến hành hoạt động khai thác. 

Việc chủ đầu tư chưa hoàn thành các công trình về bảo vệ môi trường theo cam kết nhưng đã hoạt động khai thác là vi phạm điều 26 và điều 27 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005; điều 26 và điều 27 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.

dang lam sai pham trong quan ly khai thac khoang san tai thai nguyen chinh quyen tha cua cho doanh nghiep dau doc moi truong bai 2

Thông báo kết luận thanh tra chỉ rõ nhiều sai phạm trong công tác quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của UBND tỉnh Thái Nguyên và Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. 

Ảnh: Internet

Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Chi Cục BVMT tỉnh Thái Nguyên khi để doanh nghiệp chưa hoàn thành các công trình về bảo vệ môi trường theo cam kết nhưng đã ngang nhiên hoạt động khai thác.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Chi Cục BVMT tỉnh Thái Nguyên “thả cửa” cho doanh nghiệp “đầu độc” môi trường? Doanh nghiệp ngang nhiên “bức tử” môi trường là do có sự "bảo kê" của chính quyền từ trước?

Tại Dự án đầu tư khai thác mỏ đá cát kết xã Cù Vân, huyện Đại Từ, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Khai khoáng Miền Núi đã khai thác khi chưa thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

Điều 26 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ ghi rõ: “Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án: Công trình, thiết bị, biện pháp thu gom, xử lý nước thải đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; Công trình, thiết bị, biện pháp lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; Công trình, thiết bị, biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; Công trình, thiết bị, biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường không liên quan đến chất thải; công trình, thiết bị, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các công trình, biện pháp, giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường khác”.

Có thể thấy, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã “phớt lờ” Nghị định 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ khi để Công ty cổ phần Khai khoáng Miền Núi khai thác khi chưa thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

Dư luận hoài nghi liệu Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên có tiếp tay cho doanh nghiệp “bức tử” môi trường?

Bất chấp pháp luật, doanh nghiệp ngang nhiên hoạt động

Tại dự án đầu tư khai thác mỏ than Bá Sơn, xã Sơn Cẩm và Cổ Lũng, huyện Phú Lương, chủ đầu tư đã chưa thực hiện làm thủ tục để ký hợp đồng thuê đất đối với tổng diện tích 55,9 ha đang được giao quản lý, sử dụng.

Khoản 1 điều 31 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định về sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản ghi rõ: “Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp không sử dụng lớp đất mặt hoặc hoạt động khoáng sản không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp. Khi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì hợp đồng thuê đất cũng chấm dứt hiệu lực; khi từng phần diện tích thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản được trả lại thì hợp đồng thuê đất cũng được thay đổi tương ứng. Khi có sự thay đổi tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác khoáng sản thì hợp đồng thuê đất được ký lại”.

Tại Dự án khai thác mỏ sắt Linh Nham, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, chủ đầu tư là Công ty Đông Việt có một số hạng mục, công trình bảo vệ môi trường xây dựng chưa đầy đủ.

Khoản 2 điều 33 Luật Khoáng sản 1996  ghi rõ: “Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản: Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động sản xuất phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ đã được chấp thuận”.

Có thể thấy, các chủ đầu tư của các dự án kể trên chưa đủ điều kiện để tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản tại thời điểm bắt đầu tiến hành khai thác.

dang lam sai pham trong quan ly khai thac khoang san tai thai nguyen chinh quyen tha cua cho doanh nghiep dau doc moi truong bai 2
Văn bản thông báo kết luận thanh tra số 1113/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ.

Dư luận hoài nghi về những dấu hiệu tham nhũng trong công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Liệu có hay không những “nhóm lợi ích” lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiến hành tiếp tay, bao che cho sai phạm? 

Tòa soạn sẽ tiếp tục thông tin sự việc.

 

 

Link nội dung: https://biztoday.vn/sai-pham-trong-quan-ly-khai-thac-khoang-san-tai-thai-nguyen-chinh-quyen-tha-cua-cho-doanh-nghiep-dau-doc-moi-truong-bai-2-155813.html