8 điều người dân TP.HCM cần biết về đợt siết giãn cách từ 23/8

TP.HCM phân vùng nguy cơ để có biện pháp quản lý giãn cách xã hội và xét nghiệm. Riêng công tác tiêm vaccine và điều trị duy trì như cũ.

TP.HCM siet chat gian cach xa hoi anh 1
 

Trong thời gian từ 23/8 đến 6/9, TP.HCM sẽ siết chặt giãn cách xã hội theo nguyên tắc nhà cách ly với nhà; tổ dân phố, tổ nhân dân cách ly với tổ dân phố, tổ nhân dân; khu phố, ấp cách ly với khu phố, ấp; phường, xã, thị trấn cách ly với phường, xã, thị trấn.

Cùng với việc siết chặt lần này là hàng loạt câu hỏi, băn khoăn. Dưới đây là một số điều người dân TP.HCM cần biết.

1. Ai được phép ra đường?

17 nhóm đối tượng được phép lưu thông theo từng khung giờ vẫn được quy định như

Các siêu thị vẫn sẽ hoạt động, đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân. Ảnh: Quỳnh Danh.

4. Thành phố có đóng cửa siêu thị?

Sở Công Thương TP.HCM cho biết toàn thành phố có 3.000 điểm cung ứng hàng hóa gồm siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi...

Hiện, thành phố chỉ có 194/234 chợ truyền thống; 3 chợ đầu mối; 168/2.895 cửa hàng tiện lợi; 9/106 siêu thị tạm ngưng hoạt động.

Trong 2 tuần siết chặt giãn cách, các điểm bán này vẫn mở cửa phục vụ người dân. Riêng tại các "vùng đỏ", lực lượng của tổ công tác đặc biệt ở phường, xã, thị trấn sẽ đi chợ thay theo nhu cầu của người dân. Lực lượng này có thể là Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, quân đội... tùy vào sự sắp xếp của tổ công tác đặc biệt ở từng địa phương.

5. Xét nghiệm đại trà ra sao?

Trong 2 tuần tới, các địa phương sẽ xét nghiệm toàn bộ hộ dân "vùng đỏ" bằng phương thức test nhanh, mẫu gộp.

Ngoài ra, thành phố bổ sung xét nghiệm một số đối tượng: Nhân viên siêu thị, lái xe vận chuyển hàng hóa, nhân viên cửa hàng thuốc tây, nhân viên công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ công ích thu gom rác (lái xe, thu gom rác), lực lượng trực các chốt, lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch, nhân viên cửa hàng xăng dầu (7 ngày/lần).

Thành phố triển khai phương án xét nghiệm với từng vùng nguy cơ, theo Kế hoạch 2716.

Khu vực Loại xét nghiệm Tần suất Mục tiêu
Vùng bình thường mới (xanh - cận xanh) Xét nghiệm PCR gộp 10 2 lần; Cách nhau 7 ngày Giải phóng vùng sạch
Vùng nguy cơ (vàng) Xét nghiệm PCR gộp 5 Xét nghiệm ngẫu nhiên, có trọng điểm, đại diện các hộ gia đình Chuyển vùng vàng thành vùng xanh
Vùng nguy cơ cao (cam - đỏ) Xét nghiệm gộp kháng nguyên nhanh Xét nghiệm theo hộ gia đình Biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa
Khu phong tỏa Xét nghiệm gộp kháng nguyên nhanh Xét nghiệm theo hộ gia đình; Xét nghiệm lại mỗi 5-7 ngày Thu hẹp phong tỏa, tiến tới giải phong tỏa
Ngoài khu phong tỏa Xét nghiệm PCR mẫu đơn/gộp; hoặc kháng nguyên nhanh Xét nghiệm ngẫu nhiên người có triệu chứng; hoặc vùng nguy cơ (theo hộ gia đình) Phát hiện sớm F0
F0 phát hiện tại cộng đồng Xét nghiệm PCR mẫu đơn hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh Xét nghiệm ngẫu nhiên người có triệu chứng; có yếu tố nguy cơ như trên 65 tuổi, có bệnh lý nền, béo phì; có yếu tố dịch tễ. Phát hiện sớm F0

Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm phải có sự tham gia của tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, tổ nhân dân; ban điều hành khu phố, ấp.

Về địa điểm, ngành y tế có thể lấy mẫu tại hộ gia đình hoặc vị trí thuận lợi, mời lần lượt từng hộ gia đình ra lấy mẫu và thực hiện đúng nguyên tắc 5K của Bộ Y tế để tránh lây nhiễm chéo.

TP.HCM siet chat gian cach xa hoi anh 3

TP.HCM tập trung xét nghiệm vùng đỏ trong 2 tuần. Ảnh: Phạm Ngôn.

Nếu người dân có thể tự lấy mẫu, nhân viên y tế hoặc đội lấy mẫu cung cấp dụng cụ rồi thu thập kết quả. Trung tâm y tế thu gom mẫu xét nghiệm và vận chuyển về đơn vị xét nghiệm vào 3 thời điểm: 11h; 18h và 23h.

Riêng các khu vực xa trung tâm như Củ Chi, Hóc Môn, TP Thủ Đức, quận 12, Cần Giờ, Nhà Bè, thành phố điều xe xét nghiệm lưu động tới để xét nghiệm.

6. F0 điều trị thế nào?

Thành phố tiến hành lập 400 trạm y tế lưu động (1 bác sĩ; 2 y tá, điều dưỡng; 4 tình nguyện viên) tại các khu vực nhiều F0.

Trạm y tế được trang bị các túi thuốc, 3-5 bình oxy, máy đo SpO2, dụng cụ test nhanh... Sở Y tế chuẩn bị 100.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà.

Trạm y tế lưu động có chức năng chăm sóc F0 tại nhà, điều trị nhiều bệnh lý khác, tiêm vaccine... Dự kiến, mỗi trạm y tế lưu động quản lý và chăm sóc 50-100 F0 trên địa bàn thông quan phần mềm "Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19" và "Khai báo y tế điện tử".

Nhân viên trạm y tế lưu động di chuyển bằng xe máy, xe taxi để vận chuyển F0 tới các tầng điều trị.

F0 phát hiện qua xét nghiệm sẽ được phân theo 3 tầng điều trị:

Tầng 1 là triển khai gói chăm sóc F0 tại nhà và 153 cơ sở cách ly tập trung (23.898 giường) cho F0 không triệu chứng, không bệnh nền hoặc có bệnh nền ổn định.

Tầng 2 là cấp cứu và điều trị các trường hợp F0 có triệu chứng từ nhẹ, trung bình đến nặng tại 74 bệnh viện điều trị Covid-19 (49.392 giường).

Tầng 3 là hồi sức chuyên sâu F0 nặng và nguy kịch tại 8 bệnh viện hồi sức Covid-19 (3.883 giường).

7. Người dân có được đi tiêm vaccine?

Theo Công văn 2718 của UBND TP.HCM, người đi tiêm vaccine thuộc diện được phép ra đường. Do đó, trong thời gian 2 tuần siết chặt giãn cách xã hội, người dân vẫn được đi tiêm vaccine theo sự tổ chức của địa phương.

Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam cho biết công tác tổ chức tiêm vaccine sẽ được các địa phương chủ động thực hiện sao cho đảm bảo tuân thủ quy định giãn cách.

TP.HCM đặt mục tiêu đến 15/9, tối thiểu 70% người dân trên 18 tuổi ở thành phố được tiêm 1 mũi vaccine và 15% người dân được tiêm 2 mũi vaccine.

TP.HCM tổ chức tiêm vaccine theo tinh thần tự nguyện, tiêm cho tất cả người dân đang có mặt trên địa bàn thành phố, không yêu cầu bất cứ điều kiện gì.

8. Doanh nghiệp hoạt động thế nào?

Doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động nếu đảm bảo tổ chức sản xuất an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch theo 4 phương án.

Phương án 1: "3 tại chỗ" hoặc "3 tại chỗ theo kíp".

Phương án 2: "1 cung đường - 2 điểm đến" hoặc "1 cung đường - 2 điểm đến" mở rộng (tổ chức nhiều nơi lưu trú tập trung và đưa đón công nhân đến nơi làm việc).

Phương án 3: "4 xanh" - lao động xanh, nơi làm việc xanh, nơi ở xanh, cung đường xanh.

Phương án 4: Kết hợp các phương thức nêu trên.

Ở lần thay đổi này, chiến thuật phòng, chống dịch của TP.HCM chuyển sang "hai mũi" - vừa tập trung ở cấp thành phố, vừa phân tán đến từng phường, xã, thị trấn. Mục tiêu là đến 31/8, kiểm soát được dịch tại 7 quận, huyện (Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Phú Nhuận, 5, 7, 11); và từ 1/9 đến 15/9 duy trì kiểm soát được lây nhiễm trong cộng đồng.

Mỗi phường, xã, thị trấn lập một tổ công tác đặc biệt, gồm: Chủ tịch UBND, công an, quân đội, công chức, viên chức quận, huyện, TP Thủ Đức và cán bộ phường, xã, thị trấn, thành viên Tổ Covid-19 cộng đồng. Tổ này có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền; duy trì tổ tự quản bảo vệ vùng xanh; đi chợ thay người dân; thực hiện an sinh xã hội...

Để liên hệ với tổ công tác đặc biệt, người dân có thể gọi tổ trưởng, tổ phó của khu phố, ấp mình đang sinh sống, qua đó liên lạc với chủ tịch UBND xã, phường (tổ trưởng tổ công tác). Người dân cũng có thể gọi Tổng đài 1022 hoặc đường dây nóng của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM để được hỗ trợ.

 
Giao thông trung tâm TP.HCM trước ngày siết chặt giãn cách Trên các tuyến đường tại trung tâm TP.HCM ngày 21/8, lượng xe nhiều hơn những ngày trước khi có thông tin TP siết chặt giãn cách từ 23/8.
 

Link nội dung: https://biztoday.vn/8-dieu-nguoi-dan-tphcm-can-biet-ve-dot-siet-gian-cach-tu-238-173240.html