Cao su Phước Hoà (PHR): Hụt tiền đền bù đất, lợi nhuận quý III/2021 giảm 54% về 64 tỷ đồng

Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) vừa công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý III/2021, do không còn khoản đền bù dự án khu công nghiệp nên lãi sau thuế giảm mạnh.

Cụ thể, trong quý III/2021 CTCP Cao su Phước Hòa (HOSE - Mã: PHR) ghi nhận doanh thu tăng gần 23% so với cùng kỳ lên 281 tỷ đồng.

Các chi phí gia tăng song nhờ lợi nhuận gộp tăng hai lần cùng nguồn thu tài chính tăng 70% nên lợi nhuận thuần gấp 2,4 lần cùng kỳ lên 68 tỷ đồng. Tuy nhiên, do hụt thu lợi nhuận khác nên PHR báo lãi sau thuế 64 tỷ đồng, giảm 54%.

Trước đó, Hội đồng quản trị PHR đã thông qua nghị quyết về kế hoạch sản xuất kinh doanh quý III/2021 với tổng doanh thu công ty mẹ là 318,5 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ kinh doanh cao su là 301 tỷ. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu đạt 10 tỷ đồng. So với kết quả công ty mẹ thực hiện quý III/2020, kế hoạch này tăng 39% về doanh thu nhưng giảm mạnh 94% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.

4743-phr-1
Kế hoạch kinh doanh quý III/2021 của PHR. (Nguồn: Nghị quyết HĐQT của PHR).

Năm 2021, Cao su Phước Hòa đặt mục tiêu tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ lần lượt gần 2.129 tỷ đồng và 865 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của PHR tăng trưởng 60% lên 872 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế giảm 77% xuống 122 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, PHR mới thực hiện được 41% kế hoạch doanh thu và 16,2% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay.

Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu và lợi nhuận diễn biến trái chiều do PHR không còn nhận được khoản thu nhập khác từ tiền bồi thường thực hiện dự án đầu tư dạ tầng kỹ thuật Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên, trong khi 9 tháng năm 2020 đã nhận hơn 556 tỷ đồng. Ngoài ra, thu nhập từ nhượng bán và thanh lý tài sản cố định cũng giảm hơn 54 tỷ.

4823-phr-2
Kết quả kinh doanh quý III/2021 của PHR. (Nguồn: BCTC riêng quý III/2021 của PHR)

Về tình hình tài chính, tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của PHR là 3.417 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm. Phần lớn do tiền, tương đương tiền và tiền gửi kỳ hạn dưới một năm giảm hơn 525 tỷ đồng xuống 640 tỷ.

Quý III/2021, khoản nợ đi vay ngắn hạn từ ngân hàng hơn 49 tỷ đồng tính đến ngày 30/6 đã được trả hết. Doanh nghiệp chỉ còn đi vay dài hạn khoảng 28 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nợ phải trả 717 tỷ đồng.

Trước đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của PHR hồi tháng 6 đã thông qua việc bầu ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Mã: TTF) làm Thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Việc tham gia vào Cao su Phước Hòa của ông Mai Hữu Tín thu hút sự quan tâm của giới đầu tư khi thực tế Gỗ Trường Thành đang vật lộn với muôn vàn khó khăn về vốn và khoản lỗ luỹ kế rất lớn.

Cao su Phước Hòa được biết đến là doanh nghiệp có quỹ đất rộng lớn. Quỹ đất cao su sẵn sàng chuyển đổi thành đất KCN lên đến 5.485 ha, chiếm 37% tổng diện tích đất KCN của tỉnh Bình Dương.

Ban lãnh đạo Cao su Phước Hòa cho biết, định hướng phát triển trong năm nay là nắm bắt thời cơ và đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi công năng sử dụng đất để phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ, đặc biệt là tận dụng nguồn lực sẵn có về đất đai để phát triển nhanh.

Về trung và dài hạn, Cao su Phước Hòa đang nuôi tham vọng từng bước tái cơ cấu lại lĩnh vực kinh doanh, đầu tư theo hướng tăng dần tỷ trọng hạ tầng KCN - Đô thị - Dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, kinh doanh cao su và giảm dần sự phụ thuộc vào lĩnh vực thanh lý cao su, bồi thường do giao đất.

Đặc biệt trong giai đoạn đến năm 2025, Cao su Phước Hòa sẽ tập trung hoàn thiện hồ sơ pháp lý để triển khai mở rộng KCN Tân Bình 1.055 ha (giai đoạn 2), làm chủ đầu tư hai KCN - đô thị - dịch vụ (Hội Nghĩa 715 ha và Bình Mỹ 1.002 ha); KCN Tân Lập I 201 ha.

5646-phr-4
Quỹ đất KCN của Cao su Phước Hòa (ha)

Cụ thể, trong quý III/2021 CTCP Cao su Phước Hòa (HOSE - Mã: PHR) ghi nhận doanh thu tăng gần 23% so với cùng kỳ lên 281 tỷ đồng.

Các chi phí gia tăng song nhờ lợi nhuận gộp tăng hai lần cùng nguồn thu tài chính tăng 70% nên lợi nhuận thuần gấp 2,4 lần cùng kỳ lên 68 tỷ đồng. Tuy nhiên, do hụt thu lợi nhuận khác nên PHR báo lãi sau thuế 64 tỷ đồng, giảm 54%.

Trước đó, Hội đồng quản trị PHR đã thông qua nghị quyết về kế hoạch sản xuất kinh doanh quý III/2021 với tổng doanh thu công ty mẹ là 318,5 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ kinh doanh cao su là 301 tỷ. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu đạt 10 tỷ đồng. So với kết quả công ty mẹ thực hiện quý III/2020, kế hoạch này tăng 39% về doanh thu nhưng giảm mạnh 94% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.

4743-phr-1
Kế hoạch kinh doanh quý III/2021 của PHR. (Nguồn: Nghị quyết HĐQT của PHR).

Năm 2021, Cao su Phước Hòa đặt mục tiêu tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ lần lượt gần 2.129 tỷ đồng và 865 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của PHR tăng trưởng 60% lên 872 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế giảm 77% xuống 122 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, PHR mới thực hiện được 41% kế hoạch doanh thu và 16,2% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay.

Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu và lợi nhuận diễn biến trái chiều do PHR không còn nhận được khoản thu nhập khác từ tiền bồi thường thực hiện dự án đầu tư dạ tầng kỹ thuật Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên, trong khi 9 tháng năm 2020 đã nhận hơn 556 tỷ đồng. Ngoài ra, thu nhập từ nhượng bán và thanh lý tài sản cố định cũng giảm hơn 54 tỷ.

4823-phr-2
Kết quả kinh doanh quý III/2021 của PHR. (Nguồn: BCTC riêng quý III/2021 của PHR)

Về tình hình tài chính, tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của PHR là 3.417 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm. Phần lớn do tiền, tương đương tiền và tiền gửi kỳ hạn dưới một năm giảm hơn 525 tỷ đồng xuống 640 tỷ.

Quý III/2021, khoản nợ đi vay ngắn hạn từ ngân hàng hơn 49 tỷ đồng tính đến ngày 30/6 đã được trả hết. Doanh nghiệp chỉ còn đi vay dài hạn khoảng 28 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nợ phải trả 717 tỷ đồng.

Trước đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của PHR hồi tháng 6 đã thông qua việc bầu ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Mã: TTF) làm Thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Việc tham gia vào Cao su Phước Hòa của ông Mai Hữu Tín thu hút sự quan tâm của giới đầu tư khi thực tế Gỗ Trường Thành đang vật lộn với muôn vàn khó khăn về vốn và khoản lỗ luỹ kế rất lớn.

Cao su Phước Hòa được biết đến là doanh nghiệp có quỹ đất rộng lớn. Quỹ đất cao su sẵn sàng chuyển đổi thành đất KCN lên đến 5.485 ha, chiếm 37% tổng diện tích đất KCN của tỉnh Bình Dương.

Ban lãnh đạo Cao su Phước Hòa cho biết, định hướng phát triển trong năm nay là nắm bắt thời cơ và đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi công năng sử dụng đất để phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ, đặc biệt là tận dụng nguồn lực sẵn có về đất đai để phát triển nhanh.

Về trung và dài hạn, Cao su Phước Hòa đang nuôi tham vọng từng bước tái cơ cấu lại lĩnh vực kinh doanh, đầu tư theo hướng tăng dần tỷ trọng hạ tầng KCN - Đô thị - Dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, kinh doanh cao su và giảm dần sự phụ thuộc vào lĩnh vực thanh lý cao su, bồi thường do giao đất.

Đặc biệt trong giai đoạn đến năm 2025, Cao su Phước Hòa sẽ tập trung hoàn thiện hồ sơ pháp lý để triển khai mở rộng KCN Tân Bình 1.055 ha (giai đoạn 2), làm chủ đầu tư hai KCN - đô thị - dịch vụ (Hội Nghĩa 715 ha và Bình Mỹ 1.002 ha); KCN Tân Lập I 201 ha.

5646-phr-4
Quỹ đất KCN của Cao su Phước Hòa (ha)

Link nội dung: https://biztoday.vn/cao-su-phuoc-hoa-phr-hut-tien-den-bu-dat-loi-nhuan-quy-iii2021-giam-54-ve-64-ty-dong-188842.html