Biến chủng mới sẽ "xóa sổ" cả Delta?
Ngày 19/10/2021, Bộ Y tế Israel xác nhận nước này có ca nhiễm biến chủng AY.4.2 đầu tiên. Bệnh nhân là bé trai 11 tuổi từ châu Âu. Theo Bộ Y tế Israel, ca bệnh được xác định tại sân bay Ben Gurion ở Tel Aviv.
Theo BBC News, AY.4.2 là một trong 45 dòng phụ của biến chủng Delta đang lây lan ở Anh. Báo cáo cho thấy, vào tuần bắt đầu từ ngày 27/9/2021 - tuần gần nhất có các dữ liệu giải trình tự gene hoàn thiện, biến chủng AY.4.2 chiếm khoảng 6% các ca nhiễm virus corona đã được giải trình tự gene. Và biến chủng này vẫn đang trong quỹ đạo tăng lây nhiễm.
Vào tuần đầu tiên của tháng 10/2021, Viện Wellcome Sanger thống kê số ca nhiễm biến chủng AY.4.2 chiếm tỷ lệ 9,4% trên tổng F0, tăng gấp đôi so với con số của tháng trước (4,4%). Ít nhất 16 khu vực tại Anh có tỷ lệ lây nhiễm biến chủng mới >25%.
AY.4.2 trước đó đã xuất hiện tại một số nước châu Âu và đã được giải mã lần đầu tiên hồi tháng 4/2020.
Ngoài châu Âu, Israel và Anh, Newsweek thông tin, cơ sở dữ liệu báo cáo virus GISAID, trang theo dõi Outbreak thống kê Mỹ, Canada, Astralia, Nhật Bản, Đan Mạch, đã phát hiện các ca nhiễm biến chủng mới.
Trong đó, Mỹ có 7 F0, Canada có 6 F0. Một số F0 xuất hiện ở Đan Mạch, nhưng các ca nhiễm AY.4.2 hàng ngày đã giảm dần.
Các thử nghiệm tại Anh đang được tiến hành, để đo lường mức đe dọa mà biến chủng mới có thể gây ra. Giới nghiên cứu đánh giá nó khó có khả năng kháng lại các vaccine Covid-19 hiện tại. Theo giáo sư Francois Balloux, Đại học College London, họ vẫn chưa quan sát thấy AY.4.2 gây ra sự gia tăng lây nhiễm về số ca mắc Covid-19 gần đây ở Anh.
GS Balloux dự đoán, có thể AY.4.2 là biến chủng lây nhiễm nhẹ hơn một chút. Nó không là gì so với điều chúng ta đã chứng kiến với Alpha và Delta. AY.4.2 vẫn còn xuất hiện ở tần suất thấp, khả năng lây truyền của nó tăng 10%, có thể chỉ gây ra một số ca nhiễm mới. Nguy cơ của nó không thể so sánh với những gì đã xảy ra khi Alpha, Dela xuất hiện.
Theo Financial Times, Tiến sĩ Jeffrey Barrett, Viện Wellcome Sanger ở Cambridge, Anh nhận định, AY.4.2 có khả năng lây nhiễm cao hơn 10-15% so với biến chủng Delta ban đầu. Tuy nhiên, nó không phải là nguyên nhân khiến Anh gia tăng số ca mắc mới trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, GS vi sinh lâm sàng Ravi Gupta, Đại học Cambridge khẳng định, yếu tố liên quan tỷ lệ ca bệnh tăng cao ở Vương quốc Anh thời gian qua là khả năng miễn dịch vaccine suy giảm, việc triển khai mũi tiêm nhắc lại chậm, các biện pháp phòng dịch cũng đang dần dỡ bỏ. Từ 19/7, Anh đã mở cửa hoàn toàn, không còn bất kỳ hạn chế về đi lại, hoạt động xã hội.
Biến chủng mới có thể xuất hiện tại Việt Nam sau bao lâu?
Ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trên thế giới được xác định tại Trung Quốc, hồi tháng 12/2019 và có liên quan đến khu chợ hải sản ở Vũ Hán.
Trong khi đó, vào ngày 23/1/2020, Việt Nam phát hiện ca nhiễm đầu tiên là 2 cha con người Trung Quốc, sau đó, đến ngày 01/2/2020, một nữ 25 tuổi được xác định nhiễm virus corona tại tỉnh Khánh Hòa, do tiếp xúc với trường hợp BN1 và BN2, đây là trường hợp truyền nhiễm nội địa đầu tiên tại Việt Nam. Cuối tháng 3/2020, Việt Nam xuất hiện các ca lây lan trong cộng đồng.
Sau khoảng 1 tháng, kể từ ca nhiễm đầu tiên trên thế giới, Việt Nam đã ghi nhận có người mắc Covid-19 trong nước.
Còn với biến thể siêu lây nhiễm Delta, theo Washington Post, Delta lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, ban đầu biến thể này ít có tác động ở Mỹ, với 1% các ca nhiễm mới vào đầu tháng 5/2020. Nhưng đến tháng 7/2020, Delta bắt đầu chiếm ưu thế, và đến tháng 8/2020, biến thể mới này gần như xóa sổ tất cả các đối thủ cạnh tranh như Mu, Beta,...
Biến chủng Delta xuất hiện ở Việt Nam từ đợt dịch thứ 4, bắt đầu từ ngày 27/4/2021 đến nay, khi đoàn chuyên gia Trung Quốc lây nhiễm Covid-19 từ khu cách ly ở Yên Bái có chuyên gia Ấn Độ, sau đó lây cho một số trường hợp ở Vĩnh Phúc và nhiều tỉnh, thành khác. Qua giải trình tự gene từ mẫu bệnh phẩm của các ca bệnh liên quan đến nhóm chuyên gia Trung Quốc, phát hiện mang biến chủng Delta lần đầu xuất hiện ở Ấn Độ.
Kể từ ca nhiễm đầu tiên ở Mỹ vào đầu tháng 5/2020, sau gần 1 năm Việt Nam mới xuất hiện biến chủng Delta. Đây là biến thể khiến dịch bệnh bùng phát tại TP.HCM, và 1 số tỉnh khác tại Việt Nam.
Làm thế nào để Việt Nam giảm bớt nguy cơ xuất hiện biến thể mới?
Bà Bette Korber, nhà sinh học lý thuyết tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos xác định, không ai nghi ngờ rằng virus SARS-CoV-2 có khả năng phát triển nhanh chóng, và nguy hiểm khi lây lan trong cộng đồng.
Virus SARS-CoV-2 có thể thay đổi theo 2 cách cơ bản:
Đầu tiên, virus trở nên dễ lây lan bằng cách liên kết tốt hơn với các thụ thể trong mũi, tái tạo nhanh hơn khi xâm nhập vào cơ thể hoặc trở nên hiệu quả trong việc truyền qua khí dung.
Thứ 2, virus có thể làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhiều đột biến làm thay đổi protein gai trên bề mặt của virus khiến kháng thể khó nhận biết.
Hầu hết các đột biến đều có hại cho virus hoặc không có tác dụng. Nhưng một phần rất nhỏ giúp xuất hiện một biến thể mới.
Các nhà khoa học cho biết, nghiên cứu của họ củng cố nhu cầu tiêm chủng rộng rãi và nhanh chóng. Có quá nhiều virus đang lưu hành, và đột biến là một trò chơi số. Virus càng có nhiều cơ hội đột biến, càng có nhiều khả năng tạo ra một biến thể thích nghi tốt hơn.
Virus có nguy cơ gây chết người nhiều hơn khi tiến hóa, có một số bằng chứng cho thấy Delta có nhiều khả năng gây bệnh nặng. Nhưng điều ngược lại cũng đúng: virus có thể suy yếu dần theo thời gian.
Mối nguy lớn nhất của các biến thể mới là ảnh hưởng như thế nào đến vaccine Covid-19. Các nhà khoa học đánh giá, đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy biến thể Delta đang phát triển thành một dạng né tránh vaccine.
Bởi vậy, để giảm lo ngại về sự tiến hóa của virus, các nước nên đẩy nhanh việc tiêm chủng. Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất vaccine đang chuẩn bị các công thức tùy chỉnh, dành riêng cho từng biến thể.
Link nội dung: https://biztoday.vn/bien-chung-covid-19-moi-se-danh-bai-ca-delta-193232.html