Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (mã chứng khoán: HVN) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ đã được soát xét cho chu kỳ hoạt động 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2021.
Nêu ý kiến về báo cáo này, đơn vị kiểm toán là Deloitte nhấn mạnh, tại ngày 30/6, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines đã vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền 34.664 tỷ đồng, khoản phải trả quá hạn là 14.805 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 2.787 tỷ đồng.
Cùng với đó, tổng công ty lỗ hợp nhất hơn 8.622 tỷ đồng, riêng công ty mẹ lỗ hơn 7.655 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. So với báo cáo tự lập trước đó, riêng công ty mẹ
Theo Vietnam Airlines, lợi nhuận doanh nghiệp giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2020 chủ yếu do dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến ngành hàng không toàn cầu; trong đó, có Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Đối với công ty mẹ, tổng doanh thu và thu nhập khác 6 tháng đầu năm nay giảm 52,5 % so với cùng kỳ năm trước, giảm hơn 10.657,1 tỷ đồng; trong đó, chủ yếu giảm doanh thu cung cấp dịch vụ 49,9 % gồm doanh thu nội địa giảm 20,9% và doanh thu quốc tế giảm 93,7% tương đương giảm 9.125,7 tỷ đồng; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác giảm mạnh, lần lượt giảm 68,5% và 95,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, tổng chi phí 6 tháng đầu năm nay của công ty mẹ giảm 27,9% tương đương giảm 6.704,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu và thu nhập khác trong cùng kỳ giảm nhiều hơn tổng chi phí dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ giảm trên 3.955 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, lỗ hợp nhất 6 tháng đầu năm nay giảm mạnh so cùng kỳ còn do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty con có liên quan đến cung cấp dịch vụ hàng không cũng giảm mạnh như Vaeco, Nasco...
Đáng chú ý là nêu ý kiến nhấn mạnh với báo cáo tài chính bán niên của Vietnam Airlines, phía kiểm toán đã bày tỏ lo ngại đến tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines.
"Khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty sẽ phụ thuộc và sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Việt Nam và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho các nhà cung cấp và cho thuê cũng như diễn biến của dịch Covid-19", phía Deloitte cho biết.
Theo đơn vị kiểm toán, những điều kiện này cùng các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines.
Vừa qua, Vietnam Airlines đã hoàn thành đợt phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, vốn điều lệ của Vietnam Airlines tăng vốn điều lệ lên 22.143 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD.
Theo đó, các cổ đông lớn nhất của Vietnam Airlines với tỷ lệ sở hữu tương ứng là Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp với 55,2%, Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước với 31,14% và Tập đoàn ANA với 5,62%.
Vietnam Airlines cho biết, sau khi phát hành thành công thêm gần 800 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu này, Vietnam Airlines được bổ sung đáng kể về nguồn vốn và dòng tiền, đảm bảo điều kiện niêm yết trên sàn HoSE, tình hình tài chính được cải thiện đáng kể, tiếp tục mở ra cơ hội để doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tạo đà phát triển trong tương lai.
Tới đây, ngày 3/11, Tổng công ty Hàng không Việt Nam chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường dự kiến tổ chức ngày 30/11 tại Hà Nội. Song, nôi dung cuộc họp vẫn chưa được tổng công ty tiết lộ.
Ngoài ra, Vietnam Airlines đã huy động hơn 7.961 tỷ đồng qua đợt chào bán 800 triệu cổ phiếu HVN cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu từ ngày 5/8 đến 14/9.
Do đó, hãng hàng không quốc gia đã được bổ sung đáng kể nguồn vốn và dòng tiền, các chỉ số tài chính được cải thiện nhằm đáp ứng các điều kiện niêm yết trên sàn HoSE.
Link nội dung: https://biztoday.vn/bien-dong-loi-nhuan-sau-soat-xet-vietnam-airlines-bi-nghi-ngo-ve-kha-nang-hoat-dong-193795.html