Hệ thống khai thác khí đốt của Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Trong nhiều năm, châu Âu đãcố gắng giảm sự phụ thuộc nguồn cung khí đốt vào Nga. Một trong những công cụquan trọng để thực hiện điều này là tự do hóa thị trường. Kế hoạch này đã pháthuy tác dụng khi thế giới có đủ nguồn nhiên liệu xanh ở mức giá vừa phải.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, dường như phương Tây lại đang phải trảgiá đắt cho kế hoạch đó.
* Cải cách thị trường
Châu Âu đã có kế hoạch đâỳtham vọng nhằm đình chỉ dự án đường ống dẫn khí đốt quốc tế South Stream (từthành phố Anapa của Nga đến cảng Varna của Bulgaria) và đặt cược vào các nhàcung cấp thay thế, đồng thời mở rộng nhập khẩu khí hóa lỏng LNG.
Khoảng 20 năm trước, EU đã quyết định rằng để giảm sự phụ thuộc vào dầu bằng cách lập các trung tâm khí đốt ở Hà Lan và Vương quốc Anh. Những trung tâm này được vận hành như sàn giaodịch nhiên liệu, nơi mọi thứ phụ thuộc vào cung và cầu.
Trong cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu năm 2008, nguyên vật liệu thô đã giảm mạnh. Và điều này chỉ củngcố hơn nữa mong muốn của EU nhằm liên kết nhập khẩu với giá khí đốt giao ngayhơn là dầu với giá đắt hơn.
Do đó, theo The Wall StreetJournal (WSJ), các quan chức và công ty châu Âu trong thập kỷ qua đã “gây áplực thành công với Gazprom”. Đến năm 2019, hơn một nửa số hợp đồng của “gã khổng lồ” nước Nga với EU dựa trên giá giao ngay hoặc giá kỳ hạn.
* Chiến lược thất bại
Châu Âu đã vui mừng với sựxuất hiện của một “thị trường đa dạng hơn với các nhà cung cấp khác nhau”. Khíđốt luôn rẻ hơn dầu. Các nhà tư vấn năng lượng độc lập ước tính rằng EU đã tiếtkiệm được 70 tỷ USD.
Tuy nhiên trong năm nay, mọithứ đã thay đổi. Giá giao dịch cho nhiên liệu xanh tăng vọt 300-400%. Mặc dùhợp đồng dài hạn cho phép thời gian trì hoãn vài tháng, nhưng số lượng bổ sungthực tế phải được mua với giá hiện tại.
WSJ dẫn lời Jonathan Stern,nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết: “Người Nga đãnói rằng đừng làm điều đó. Hãy giữ giá dầu cố định. Và cuối cùng người Nga đãhoàn toàn đúng”.
Châu Âu đã có chiến lược hoạtđộng khi có đủ khí đốt. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện sự thiếu hụt và giá cảtăng vọt, ngay lập tức chiến lược đã thất bại. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), EU vào năm 2021 sẽ phải trả nhiều hơn khoảng 30 tỷ USD chonhu cầu năng lượng so với các quy định trước đây.
Các Bộ trưởng châu Âu đangvắt óc tìm cách giải quyết vấn đề. Nhưng như WSJ chỉ ra, họ có thể làm được rấtít. Leonid Khazanov, một chuyên gia công nghiệp độc lập, giải thích: “Cuộckhủng hoảng năng lượng được kích động bởi các nhà chức trách EU. Điều này liên quanđến sự phát triển nhanh chóng của năng lượng thay thế và hạn chế khả năng tiếpcận của Gazprom với đường ống dẫn khí đốt OPAL (đường ống dẫn khí trên bộ tiếpnối tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1). Do đó, việc bơm khí đốt từ Ngagiảm xuống và Gazprom hoàn toàn có cơ sở để không vội vàng tăng cung, trong khiưu tiên bán nguyên liệu thô tại các cuộc đấu giá”.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hồi đầu tháng 10 đã nói rằng cần phải đa dạng hóa các nhàcung cấp, cũng như đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn.
Bà nói: “Châu Âu ngày nay quáphụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt, điều này khiến chúng ta dễ bị tổn thương”. Tuynhiên, hy vọng về việc gia tăng nguồn cung cấp từ các nguồn khác - từ Trung Áđến khí đá phiến từ các mỏ đá châu Âu - đã không thành hiện thực. Bản thân sảnlượng ở EU cũng giảm do sự cạn kiệt nhanh chóng của mỏ Groningen ở Hà Lan.
Trong khi đó, khí hóa lỏngLNG vẫn đắt hơn 30% so với khí đường ống. Ngoài ra, không có đủ cơ sở hạ tầngđáp ứng. Do đó, 90% lượng khí đốt mà EU tiêu thụ được nhập khẩu, trong đó gần một nửa đến từ Liên bang Nga.
* Hợp đồng dài hạnhay hợp đồng giao ngay?
Như hãng tin Bloomberg khẳngđịnh, Moskva muốn sửa đổi quy tắc. Mặc dù nguồn cung sang châu Âu với giá giao ngay có thể mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng Nga vẫn quan tâm đến các hợp đồngdài hạn. Tổng thống Vladimir Putin cũng đã nói về điều này tại diễn đàn “Tuầnlễ Năng lượng Nga”.
Chuyên gia Khazanov xác nhận:“Các hợp đồng dài hạn mang lại nguồn cung ổn định và định giá minh bạch trongnhiều năm, ngay cả khi doanh thu trên thỏa thuận thấp hơn. Trong khi đó, cácgiao dịch giao ngay có thể xảy ra biến động mạnh so với các giao dịch mua tươngđối nhỏ với kết quả tài chính không rõ ràng. Theo đó, hợp đồng dài hạn có lơịhơn một hợp đồng giao ngay”.
Các chuyên gia nhìn nhận vấn đề không chỉ ở việc từ bỏ giữ giá dầu, cũng như việc phát triển trong lĩnh vựcnăng lượng châu Âu trong 10-15 năm qua do các chính sách kinh tế trái ngượcnhau.
Aleksei Grivach, Phó Tổng Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia, cho biết: “Các hợp đồng giá dầu cổđiển theo nghĩa nào đó đã lỗi thời. Tuy nhiên, thị trường dầu đã phát triển hơnnhiều và không có sự biến động trong một thời gian dài như điều mà chúng ta đãthấy trong 18 tháng qua về giá khí đốt giao ngay. Lúc đầu, giá giảm 5 đến 6lần, sau đó nhanh chóng tăng lên 20”.
Trong bối cảnh đó, các hợpđồng dài hạn là rất quan trọng do đặc thù của ngành - chu kỳ đầu tư dài, chiphí vốn cao trong tất cả các giai đoạn, tính thời vụ rõ rệt và khó khăn trong tích trữ bảo quản. Đây chính xác là những gì mà các nhà cải cách châu Âu đã nhận ra, Phó Tổng Giám đốc Grivach nhấn mạnh./.
Link nội dung: https://biztoday.vn/nhung-sai-lam-trong-chinh-sach-nang-luong-cua-chau-au-205419.html