Chi phí hàng hóa và dịch vụ, từ thuốc lá đến điện, ở Mỹ tháng trước đều tăng, trong khi chi phí năng lượng quá cao ở Anh đẩy lạm phát tại nước này lên mức cao nhất trong vòng gần một thập kỷ.
Trong khi đó, châu Âu một lần nữa phải sử dụng các biện pháp phong tỏa và áp đặt các hạn chế đối với những người chưa được tiêm chủng vắc xin để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid-19 đang bùng phát – có nguy cơ áp đảo các hệ thống y tế của lục địa này.
Dưới đây là một số biểu đồ do Bloomberg phác thảo về những diễn biến mới nhất của nền kinh tế toàn cầu.
MỸ
Giá cả ở Mỹ tháng 10 tăng mạnh do giá xăng và ô tô.
Bảng theo dõi lạm phát của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Jerome Powell, đang bắt đầu cho thấy một số dấu hiệu quá nóng. Từ việc tăng giá lan rộng đến tăng lương, điều đó báo hiệu rằng khi xem xét vấn đề lạm phát lúc này cần phải thận trọng hơn rất nhiều so với khi ông Powell công bố các dữ liệu cách đây chưa đầy 3 tháng.
Giá hàng hóa tăng 3 tháng liên tiếp tính tới tháng 10.
Doanh số bán lẻ trong tháng 10 ở Mỹ đã tăng trong tháng thứ ba liên tiếp, cho thấy các hộ gia đình tiếp tục chi tiêu ngay cả khi lạm phát đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Trị giá mua sắm tháng 10 tăng 1,7%, mạnh nhất trong vòng 7 tháng (dữ liệu không điều chỉnh theo mức biến động tỷ giá).
CHÂU ÂU
Chi phí năng lượng đẩy lạm phát lên cao nhất gần một thập kỷ.
Lạm phát ở Anh đã tăng cao hơn dự kiến, lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ, gây khó khăn cho các hộ gia đình. Giá tiêu dùng ở Anh đã tăng 4,2% trong tháng 10 so với một năm trước đó do chi phí năng lượng và tác động của tình trạng thiếu cung ở khắp các lĩnh vực của nền kinh tế.
Những người châu Âu có thu nhập thấp đang rất lo lắng về lạm phát.
Lạm phát đang giáng một đòn mạnh vào những người lao động có thu nhập thấp, những người mà tình hình tài chính trở nên tồi tệ nhất từ trước tới nay do Covid-19 quét qua châu Âu. Nhiều người có mức lương thấp đã phải dùng đến số tiền tiết kiệm ít ỏi bởi các chương trình tăng lương chỉ có thể giúp họ trang trải một phần chi phí tăng lên. Giờ đây, chi phí năng lượng và thực phẩm tăng vọt đang ngốn hết số thu nhập không tương xứng của một bộ phận người dân châu Âu.
CHÂU Á
Kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại nhưng vẫn khả quan hơn dự đoán.
Nền kinh tế Trung Quốc hoạt động tốt hơn dự kiến trong tháng 10 khi doanh số bán lẻ tăng và tình trạng thiếu năng lượng giảm bớt, mặc dù lĩnh vực bất động sản sụt giảm và dịch Covid-19 bùng phát trở lại cho thấy sự hồi phục vẫn chưa vững chắc. Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 3,5% trong tháng 10 so với một năm trước đó, trong khi tăng trưởng doanh số bán lẻ tăng tốc lên 4,9%, vượt xa mọi dự đoán của các nhà kinh tế.
Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản tiếp tục chậm lại do hạn chế về nguồn cung ảnh hưởng đến sản xuất.
Xuất khẩu của Nhật Bản tháng 10 tăng với tốc độ chậm nhất trong tám tháng do xuất khẩu ô tô tiếp tục sụt giảm, bổ sung vào các dấu hiệu cho thấy những hạn chế về nguồn cung trên toàn cầu vẫn đang đè nặng lên nền kinh tế của quốc gia này.
CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI
Lạm phát ở Pakistan tăng mạnh nhất trong số 12 nền kinh tế Châu Á.
Ngân hàng trung ương Pakistan đã 2 lần tăng lãi suất cơ bản với mức tưang nhiều hơn dự kiến nhằm ngăn chặn lạm phát. Lạm phát ở nước này hiện đang tăng nhanh nhất châu Á và tác động tới tỷ giá đồng rupee.
Thu nhập của các hộ gia đình Hàn Quốc tăng kỷ lục.
Thu nhập của các hộ gia đình Hàn Quốc quý III/20231 đã tăng mạnh nhờ nền kinh tế đang phục hồi và các khoản tiền mặt đến từ kế hoạch cứu trợ trong giai đoạn đại dịch của chính phủ.
Những nước này đang nhận được lượng kiều hối chảy vào nhiều nhất trong năm 2021.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, số tiền người ở nước ngoài (trên toàn cầu) gửi về trong nước của những quốc gia có tên trong biểu đồ trên dự kiến sẽ đạt kỷ lục cao trong năm nay, được thúc đẩy bởi việc nước của họ sẽ đạt mức kỷ lục trong năm nay, được thúc đẩy bởi việc chuyển tiền đến Mỹ Latinh và người di cư đến nước Mỹ.
THẾ GIỚI
Các nền kinh tế lớn sẽ giảm hỗ trợ ngân sách trong năm tới.
Thị trường tài chính đã xác định rằng các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát. Nhưng chính việc thắt chặt tài khóa – giảm dần mức chi tiêu khổng lồ áp dụng trong giai đoạn đại dịch - có thể sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu trong năm tới nhiều hơn so với năm nay và các năm trước.
Số ca nhiễm Covid-19 mới tăng mạnh buộc các nước phải tăng cường các biện pháp chống dịch.
Áo sẽ trở thành quốc gia Tây Âu đầu tiên áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn trên quy mô toàn quốc (phong tỏa) sau khi các biện pháp hạn chế đối với những người chưa được tiêm chủng không ngăn chặn được sự gia tăng số ca nhiễm mới. Nhiều nước Châu Âu khác cũng đang xem xét biện pháp như Áo, với nỗ lực tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng sức khỏe.
Tham khảo: Bloomberg
Link nội dung: https://biztoday.vn/11-bieu-do-phac-hoa-toan-canh-dien-bien-kinh-te-toan-cau-210729.html