Ảnh minh họa
Tuy vậy để chống lại sự mạ quyền hoặc cố ý vi phạm các quyền con người được pháp luật bảo hộ, pháp luật đã quy định rất cụ thể, chặt chẽ từng trường hợp được áp dụng những biện pháp ngăn chặn nhất định.
Quyền không bị tra tấn hoặc đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người đã được quy định tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013, theo đó: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Bộ luật hình sự không quy định tội danh riêng và không đưa ra khái niệm “tra tấn”. Tuy nhiên, mọi hành vi có tính chất tra tấn được xác định là hành vi phạm tội, được quy định trong tội dùng nhục hình, tội bức cung, tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.
Hành vi có tính chất tra tấn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội như: tội giết người; tội làm chết người trong khi thi hành công vụ; tội bức tử; tội đe dọa giết người; tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ; tội hành hạ người khác; tội làm nhục người khác; tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên; tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới; tội làm nhục, hành hung đồng đội; tội ngược đãi tù binh, hàng binh.
Theo tinh thần của Công ước, Bộ luật hình sự năm 2015 đã mở rộng chủ thể, hành vi và tăng mức hình phạt đối với các hành vi có liên quan đến tra tấn phù hợp hơn với khái niệm về tra tấn được quy định trong Công ước và điều kiện thực tế của Việt Nam, đặc biệt là tại các tội danh: tội bức cung; tội dùng nhục hình; tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định các nguyên tắc: nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe con người (Điều 10); bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân (Điều 11).
Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định các nguyên tắc: tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án (Điều 4); cấm nhận hối lộ, sách nhiễu trong thi hành án hình sự; cản trở người chấp hành án thực hiện quyền được đề nghị miễn, giảm thời hạn chấp hành án (Điều 9)... 23 - Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định về việc cấm tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam (các điều 4 và 8).
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 14). Luật khiếu nại năm 2011 bảo đảm quyền được khiếu nại và giải quyết khiếu nại cho mọi cá nhân, tổ chức, trong đó có nạn nhân bị tra tấn; cấm cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe dọa, trả thù, trù dập người khiếu nại (các điều 1 và 6).
Luật tố cáo năm 2011 quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo (các điều 1, 4, 5, 8).
Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 (Điều 33), Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 (Điều 21), Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (khoản 1 Điều 2), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 (khoản 2 Điều 2, điểm b khoản 2 Điều 3, điểm b khoản 2 Điều 4), Luật Công an nhân dân năm 2014 (khoản 2 Điều 15), Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (Điều 26), Luật an ninh quốc gia năm 2004 (khoản 6 Điều 13), Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 (Điều 7)... đều quy định trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong bảo vệ quyền con người.
Việc bảo vệ quyền con người, quyền không bị tra tấn còn được quy định trong Bộ luật lao động năm 2012 (các điều: 5, 6, 8, 37, 128, 183), Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (các điều: 4, 5, 18, 21, 22), Luật phòng, chống 24 bạo lực gia đình năm 2007 (các điều: 2, 8), Luật bình đẳng giới năm 2006 (Các điều: 6 , 7, 10), Luật báo chí năm 2016 (các điều 4, 9), Luật công đoàn năm 2012 (các điều: 9, 14, 18, 19, 21), Luật quốc tịch năm 2008 (các điều 2, 5, 6), Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 (các điều: 6 , 7, 10), Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 (các điều: 6, 35, 37, 38, 73), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (các điều: 5, 7, 14, 15, 26, 27), Luật giáo dục năm 2005 (Điều 75), Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, Luật cán bộ, công chức năm 2008 (các điều: 16, 17, 18), Luật viên chức năm 2010 (các điều: 17, 19) và Luật tiếp cận thông tin năm 2016 (các điều từ 3 đến 15)...
Link nội dung: https://biztoday.vn/hieu-ve-cong-uoc-chong-tra-tan-quyen-khong-bi-tra-tan-hoac-doi-xu-hoac-trung-phat-tan-bao-220814.html