Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương (FAO) theo dõi các mặt hàng lương thực được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu đã đạt trung bình 125,7 điểm vào năm 2021, mức cao nhất kể từ 131,9 điểm vào năm 2011.
Chỉ số này mặc dù đã giảm nhẹ trong tháng 12, nhưng đã tăng liên tiếp trong 4 tháng trước đó, phản ánh những thất bại trong thu hoạch và nhu cầu mạnh mẽ trong năm qua.
Giá lương thực cao hơn đã góp phần làm tăng lạm phát trên diện rộng khi các nền kinh tế phục hồi sau cuộc khủng hoảng do đại dịch và FAO đã cảnh báo rằng, chi phí cao hơn đang khiến dân số nghèo hơn gặp rủi ro ở các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu.
Trong bản cập nhật mới nhất, FAO đã thận trọng về việc liệu áp lực giá có thể giảm trong năm nay hay không.
Abdolreza Abbassian, nhà kinh tế cấp cao của FAO cho biết: "Trong khi giá cao thông thường được kỳ vọng sẽ biến mất khi sản lượng tăng nhưng do chi phí đầu vào cao, đại dịch toàn cầu đang diễn ra và điều kiện khí hậu không chắc chắn hơn bao giờ hết khiến dư luận ít lạc quan về khả năng trở lại các điều kiện thị trường ổn định hơn ngay cả trong năm 2022".
Giá phân bón tăng, giá năng lượng tăng đã làm tăng chi phí đầu vào được nông dân sử dụng để sản xuất cây trồng, làm dấy lên nghi ngờ về triển vọng năng suất cho vụ thu hoạch năm nay.
FAO cho biết, trong tháng 12/2021, giá tất cả các loại thực phẩm trong chỉ số giá thực phẩm từ sữa, đến dầu thực vật và đường giảm đáng kể do nhu cầu tạm lắng, lo ngại về tác động của biến thể Omicron. Tuy nhiên, sau đó đã tăng trở lại gần đây khi lượng sữa ở Tây Âu và châu Đại Dương giảm.
Tính cả trong năm 2021, tất cả các danh mục trong chỉ số đều tăng mạnh và chỉ số giá dầu thực vật của FAO đạt mức cao kỷ lục.
Hợp đồng tương lai của các sản phẩm từ cây trồng đã chứng kiến giao dịch biến động vào đầu năm 2022, với thị trường dầu hạt chịu biến động mạnh bởi hạn hán ở Nam Mỹ và lũ lụt ở Malaysia.
Link nội dung: https://biztoday.vn/gia-luong-thuc-toan-cau-dat-muc-cao-nhat-10-nam-vao-nam-2021-236877.html