Nam Á Bank phớt lờ quyết định của cơ quan cảnh sát điều tra?

Bất chấp Quyết định khởi tố vụ án hình sự, cũng như các văn bản của Cơ quan CSĐT – Bộ Công An, yêu cầu tạm dừng giao dịch, chuyển nhượng, vốn góp cổ phần của các cổ đông góp vốn, để phục vụ công tác điều tra. Thời gian qua, Nam Á Bank vẫn tiến hành xác nhận hàng loạt giao dịch cổ phần cổ phiếu trên thị trường.

download-1609802697.jpeg
Hơn 389 triệu cố phiếu đã được Nam Á Bank giao dịch trên sàn UPCoM, dù đang bị Cơ quan CSĐT – Bộ công an yêu cầu tạm dừng giao dịch.

Theo hồ sơ vụ án, từ đơn tố giác tội phạm của ông Nguyễn Chấn (sinh năm 1923, trú tại quận 3, TPHCM), và một số cá nhân có liên quan tố cáo ông Nguyễn Quốc Toàn (trú tại huyện Nhà Bè, Tp.HCM), hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank), cấu kết với một số cá nhân có hành vi chiếm đoạt tài sản. Khối tài sản là này do vợ chồng ông Nguyễn Chấn và bà Trần Thị Hường tạo dựng, bao gồm cổ phần, cổ  phiếu chiếm 77% (tại Nam Á Bannk), 35% (tại Exim Bank) và vốn góp tại các công ty thuộc trong và ngoài tập đoàn Hoàn Cầu. Sau khi vợ ông Chấn qua đời, khối tài sản trên bị Trần Quốc Toản cấu kết với một số cá nhân tổ chức khác liên quan chiếm đoạt từ năm 2017 đến nay – theo nội dung đơn tố cáo.

Tiếp nhận đơn tố cáo, Cơ quan CSĐT – Bộ Công An đã vào cuộc tiến hành điều tra xác minh. Và ngày 20/6/2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại TP.HCM, liên quan đến tài sản bị chiếm đoạt là cổ phần, cố phiếu tại Nam Á Bank, Công ty TNHH Hoàn Cầu, Công ty CP Hoàn Cầu Nha Trang, Công ty TNHH Phương Long Bình. (theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 36/ QĐ- C01 - P4 của cơ quan CSĐT )

Cùng ngày, Cơ quan CSĐT – Bộ công an ra các văn bản số 2833 – 2834 - 2835/CSĐT (C01-P4), nội dung yêu cầu Công ty TNHH Hoàn Cầu, Công ty TNHH Phước Long Bình, Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Nha Trang cung cấp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, cổ phần từ ngày 01/01/2016 đến nay. Yêu cầu các đơn vị liên quan tạm dừng mọi giao dịch chuyển nhượng vốn góp, cổ phần của các cổ đông góp vốn cho đến khi có ý kiến bằng văn bản của Cơ quan CSĐT- Bộ Công an. Đồng thời Cơ quan CSĐT cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành: TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Định tạm dừng giao dịch tài sản và bất động sản của một loạt cá nhân liên quan đến vụ án. Từ đó đến nay vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra, chưa có kết luận cuối cùng.

Tuy nhiên trên thực tế, thời gian qua. Nam Á Bank, và các đơn vị, cá nhân có liên quan vẫn bất chấp các quyết định cũng như yêu cầu tạm dừng giao dịch của cơ quan điều tra, liên tục xác nhận hàng loạt giao dịch các cổ phần cổ phiếu. Cụ thể vào 23/3/2019, Nam á Bank đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 và đã thông qua việc niêm yết toàn bộ số 389 triệu cổ phiếu lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) nhưng sau đó thay đổi quyết định niêm yết toàn bộ cổ phiếu lên sàn UPCoM vào ngày 9/10/ với mã chứng khoán là NAB đã chính thức lên UPCoM. Giá tham chiếu cổ phiếu Ngân hàng Nam Á – NAB trong ngày giao dịch đầu tiên là 13.500 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch hơn 3.890 tỷ đồng. Hiện nay cổ phiếu của Nam Á Bank hàng ngày, hàng giờ vẫn được giao dịch, chuyển nhượng lòng vòng cho các cá nhân tổ chức khác nhằm xóa dấu vết thông tin chủ sở hữu ban đầu.

Bên cạnh đó, ngày 25/11/2020, HĐQT Nam A Bank còn phát thông báo tổ chức bầu nhân sự vào HĐQT và Ban kiểm soát của Nam A Bank nhiệm kỳ VIII (2021-2025) và theo kế hoạch ngày 14/12/2020 sẽ chốt danh sách đề cử, ứng cử. Theo đơn kêu cứu của gia đình ông Nguyễn Chấn, nếu danh sách này được phê duyệt sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra của cơ quan điều tra và việc lấy lại tài sản bị chiếm đoạt trị giá khoảng 30.000 tỷ đồng.

Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan CSĐT – Bộ công an.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan CSĐT – Bộ công an.

Theo luật sự Trần Văn Thanh, Đoàn Luật sư TP.HCM, khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có yêu cầu các bên liên quan tạm dừng giao dịch chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, bất động sản, yêu cầu này cũng đã được gửi đến các cơ quan về quản lý nhà nước để thực thi thì việc Nam A Bank thực hiện các động thái trên là sai quy định, trái ngược với cơ quan điều tra.

Hơn nữa, khi đang có tranh chấp cổ phần, cổ phiếu, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội thẩm định cho phép Nam A Bank niêm yết số cổ phiếu này lên sàn UPCOM là vi phạm quy định pháp luật, làm dịch chuyển số cổ phần, vốn góp, gây khó khăn cho việc xác định tài sản sở hữu của các bên tranh chấp.

Khi Sở GDCK Hà Nội cho phép giao dịch cổ phiếu Nam A Bank lên sàn giao dịch thì gây biến động nên trong trường hợp đã có văn bảncủa cơ quan điều tra và đơn yêu cầu của các bên tranh chấp thì cơ quan này phải hủy niêm yết cổ phiếu. Mặt khác, trong trường hợp sự việc tranh chấp được giải quyết thì Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên sở hữu số cổ phiếu được pháp luật công nhận. 

Link nội dung: https://biztoday.vn/nam-a-bank-phot-lo-quyet-dinh-cua-co-quan-canh-sat-dieu-tra-26750.html