Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu GDT
BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với GDT của CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành và giữ nguyên giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Chiết khấu dòng tiền ở mức 65.425 đồng/cổ phiếu (Upside: 30,9%).
Gỗ Đức Thành đã đưa ra kế hoạch năm 2022 đầy tham vọng với mục tiêu doanh thu thuần tăng mạnh 48% lên mức 500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 94,3 tỷ đồng, tăng mạnh 55% so với thực hiện năm 2011 và dự kiến tiếp tục chia cổ tức cao 40%. Bên cạnh kế hoạch khả quan trên, tuần qua, nhóm cổ phiếu gỗ cũng có những phiên giao dịch dậy sóng, điển hình như phiên cuối tuần ngày 11/3, trong đó cổ phiếu GDT cũng không nằm ngoài xu hướng chung của ngành.
Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên 11/3 tăng trần và 2 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GDT tăng 3.800 đồng (+7,12%) từ mức giá 53.400 đồng/CP lên 57.200 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu PTB với giá mục tiêu 120.400 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với PTB của CTCP Phú Tài với giá mục tiêu 120.400 đồng/cổ phiếu trên cơ sở: (i) Các hiệp định thương mại tự do đem lại lợi ích lớn cho việc phát triển mảng chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam nói chung và của PTB nói riêng, (ii) Mảng kinh doanh ô tô được đẩy mạnh nhờ vị thế cũng như thương hiệu của Toyota và nhu cầu sử dụng tăng lên của người tiêu dùng, (iii) Tiềm năng ổn định và thời hạn khai thác còn khá dài của các mỏ đá mà PTB đang sở hữu, (iv) Kết quả kinh doanh ghi nhận mức tăng trưởng cực kỳ khả quan bất chấp diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Tương tự GDT, cổ phiếu cùng ngành gỗ PTB cũng có tuần giao dịch khởi sắc trong bối cảnh chung của ngành. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên 11/3 tăng trần và 2 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PTB tăng 4.900 đồng (+4,54%) từ mức giá 108.000 đồng/CP lên 112.900 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu DGC với giá mục tiêu 233.000 đồng/CP
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DGC với giá mục tiêu 2022 là 233.000 đồng/CP, tăng 31% so với mức giá ngày 03/03/2022 là 177.600 đồng do điều chỉnh dự phóng kinh doanh (mảng cốt lõi) của năm 2022 (+55% so với dự báo gần nhất) do điều chỉnh lại giá xuất khẩu với kỳ vọng giá hàng hóa neo cao trong năm 2022 (+10% so với báo cáo gần nhất).
Với những tác động từ bên ngoài, nhóm cổ phiếu phân bón và hóa chất cũng là điểm sáng của thị trường trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DGC tăng 10.500 đồng (+5,91%) từ mức giá 177.600 đồng/CP lên 188.100 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị chốt lãi DPG tại ngưỡng 82
Chỉ báo MACD và RSI đều đang cho thấy xu hướng hồi phục tích cực. Đường giá cổ phiếu đã vượt ngưỡng MA20 và MA50 trong phiên giao dịch hôm nay, cho thấy đà tăng trung hạn đã hình thành.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 69.3, chốt lãi tại ngưỡng 82.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 63.9.
Nhóm cổ phiếu bất động sản đã có tuần giao dịch phân hóa, trong đó cổ phiếu DPG là một trong những điểm sáng ngành khi duy trì đà tăng khá tốt về giá cùng thanh khoản cải thiện mạnh. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DPG tăng 11.200 đồng (+16,16%) từ mức giá 69.300 đồng/CP lên 80.500 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 129.400 đồng/CP
BSC duy trì khuyến nghị mua PNJ với giá mục tiêu 2022 là 129.400 đồng/cp upside 20% so với ngày 7/3/2022. Định giá dựa theo phương pháp DCF với WACC=10%
Với những biến động giá vàng tuần qua khi có thời điểm tăng phi mã lập đỉnh mới sát mốc 74 triệu đồng/lượng, cổ phiếu PNJ đã tăng vọt và cũng lập đỉnh mới trong phiên 9/3 tại mức giá 110.500 đồng/CP khi Công ty nắm giữ lượng hàng tồn khi lên đến gần 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, áp lực chốt lời gia tăng sau đó đã khiến cổ phiếu này quay đầu và giảm khá mạnh.
Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PNJ giảm 1.110 đồng (-1,05%) và đóng cửa phiên cuối tuần tại mức giá 104.500 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 182.200 đồng/CP
BSC tiếp tục duy trì khuyến nghị mua và đưa ra giá mục tiêu dự phóng năm 2022 là 182.200 đồng/CP (upside +35,7% so với mức giá ngày 07/03/2022) dựa trên hai phương pháp P/E (50%) và DCF (50%).
Trái với khuyến nghị của BSC, cổ phiếu MWG đã có tuần giao dịch không mấy khả quan. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu ngày 8/3, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG giảm 2.800 đồng (-2,06%) từ mức giá 135.800 đồng/CP lên 133.000 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu PVT với giá mục tiêu 36.000 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVT với mức giá mục tiêu là 36.000 đồng/CP được xác định bởi phương pháp định giá P/E với P/E mục tiêu 2022 = 13.0x nhằm phản ánh (1) triển vọng tích cực của ngành, với nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ và giá dầu tăng mạnh và (2) sự tăng trưởng mạnh mẽ về mặt lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế đội tàu gia tăng.
Nhận định của BSC thiếu chuẩn xác khi cổ phiếu PVT quay đầu điều chỉnh sau tuần giao dịch tăng vọt đầu tháng 3. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVT giảm 1.100 đồng (-4,01%) từ mức giá 27.400 đồng/CP xuống 26.300 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DGW
Với giá cổ phiếu hiện tại, DGW đang giao dịch hấp dẫn ở mức P/E dự phóng 13,2x (năm 2022) và 11,4x (năm 2023), cho mức tăng trưởng kép lợi nhuận ròng bền vững giai đoạn 2021-24 là 19,1% tính trên mức nền cao của năm 2021 là 568 tỷ đồng (tăng 147,8% so với cùng kỳ năm trước). Duy trì khuyến nghị Outperform và giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Chiết khấu dòng tiền là 148.195 đồng/cổ phiếu (Upside: 25,9%).
Mặc dù Digiworld lên kế hoạch năm 2022 khá khả quan với mục tiêu lợi nhuận 800 tỷ đồng và dự kiến chia thưởng tổng tỷ lệ 90%, nhưng diễn biến cổ phiếu DGW tuần qua không được như kỳ vọng. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày 10/3 và 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DGW giảm 2.300 đồng (-1,9%) từ mức giá 121.300 đồng/CP xuống 119.000 đồng/CP.
* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu PAN với giá mục tiêu 47.300 đồng/CP
Năm 2022, dự phóng doanh thu thuần PAN đạt 14.534 tỷ đồng (tăng 45,74% so với năm trước) và lợi nhuận – cổ đông thiểu số đạt 392 tỷ đồng (tăng trưởng 32%). Năm 2023, mức doanh thu thuần đạt 18.348 tỷ đồng (tăng trưởng 26%) và lợi nhuận – cổ đông thiểu số ở mức 474 tỷ đồng (+20% YoY). Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PAN, giá mục tiêu 47.300 đồng/CP, cao hơn 43% giá đóng cửa ngày 07/03/2022.
Mặc dù được nhận định khá tích cực cùng triển vọng kinh doanh khá sáng sủa nhưng diễn biến cổ phiếu PAN không mấy khả quan. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày đầu tuần 7/3 và 4 phiên giảm sau đó, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PAN giảm 1.350 đồng (-4,09%) từ mức giá 33.000 đồng/CP xuống 31.650 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 65.307 đồng/CP
Với kết quả định giá cho năm 2022, BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM cho NLG với giá mục tiêu là 65.307 đồng/CP.
Cổ phiếu NLG tuần qua không mấy tích cực khi đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng nhẹ. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG giảm 3.100 đồng (-5,52%) từ mức giá 56.200 đồng/CP xuống 53.100 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực cổ phiếu TPB với giá mục tiêu 44.693 đồng/CP
BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với TPB, và nâng giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Thu nhập thặng dư thêm 17,6% lên 44.693 đồng/cp (Upside: 15,2%) từ 38.000 đồng/cp ở cập nhật trước đây, chủ yếu do điều chỉnh tăng dự báo KQKD.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng nói chung và TPB nói riêng vẫn chưa thể đón sóng. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng, 3 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TPB giảm 2.100 đồng (-5,15%) từ mức giá 40.750 đồng/CP xuống 38.650 đồng/CP.
* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu REE với giá mục tiêu 86.000 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua với REE của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh với giá mục tiêu là 86.000 đồng/CP (tăng 21% so với mức tham chiếu ngày 09/03/2022) bằng phương pháp định giá từng phần SOTP, phản ánh kỳ vọng về triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của ngành điện sau khi sát nhập VSH và ba dự án điện gió lớn của REE đi vào vận hành thương mại cũng như tiềm năng từ các dự án điện gió mới như Vĩnh Hảo và Kong Chro và dòng tiền lớn về dài hạn đến từ cho thuê văn phòng e.Town 6, dự kiến hoàn thành vào 04/2023.
Trái với nhận định của MBS, cổ phiếu REE có tuần không mấy tích cực. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu REE giảm 2.700 đồng (-3,6%) từ mức giá 74.900 đồng/CP xuống 72.200 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu ITD tại ngưỡng 20
Chỉ báo MACD và RSI đều đang cho thấy xu hướng vận động tích cực. Đường giá cổ phiếu vượt ngưỡng MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 16.9, chốt lãi tại ngưỡng 20.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 15.0.
Nhóm cổ phiếu công nghệ trong tuần qua giao dịch khá tích cực và ITD cũng không nằm ngoài xu hướng chung với diễn biến tăng tốt cả về giá và thanh khoản. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên 7/3 tăng trần, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ITD tăng 1.700 đồng (+9,88%) từ mức giá 15.500 đồng/CP lên 17.200 đồng/CP.
Link nội dung: https://biztoday.vn/dien-bien-co-phieu-can-quan-tam-tuan-qua-272066.html