Thị trường lình xình, dòng tiền đang hướng về đâu?

Sau giai đoạn tăng nóng thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào giai đoạn lình xình khiến nhà đầu tư chịu cảm giác tương đối khó chịu khi nắm giữ cổ phiếu. VN-Index liên tục có những phiên tăng giảm đan xen. Vậy dòng tiền thị trường đang hướng về đâu?

4412-chuyen-gia
Ông Tô Xuân Nam, chuyên gia SSIAM chia sẻ. Ảnh: BMĐT.

Trong chương trình Bí mật đồng tiền của VTV phát sóng ngày 16/3, các chuyên gia đã có những góc nhìn về xu hướng dòng tiền của thị trường. Theo ông Tô Xuân Nam, Chuyên gia quỹ cổ phiếu của SSIAM, thị trường giằng co do cả hai bên mua bán đều không thể hiện sức mạnh của mình.

Bên mua không thể nào đẩy được giá thị trường đi lên và bên bán thì cũng ngập ngừng, tại vì bây giờ bán có khả năng "mất hàng". Về mặt ngắn hạn, xu hướng giằng co này nó cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vĩ mô trên thế giới ví dụ như giao tranh Nga – Ukraine hay là việc Fed sẽ chuẩn bị tăng lãi suất cho đến thông tin về diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Tuy nhiên trong dài hạn, chuyên gia của SSIAM cho rằng biến động ngắn hạn là cơ hội để nhà đầu tư mua vào khi có kỳ vọng giá cổ phiếu tăng trong 1 – 2 năm tới.

Với xu hướng như hiện tại, một thuật ngữ được gọi đó là "thị trường Kangaroo". Vị chuyên gia của SSIAM cho rằng thanh khoản giai đoạn này sẽ yếu hơn so với giai đoạn thị trường đang đi lên. Đây là đặc điểm của xu hướng thị trường.

Góc nhìn từ ông Phạm Lưu Hưng, Phó Giám đốc SSI Research, "thị trường kangaroo" nằm ở giữa bò với gấu nên xu hướng không rõ ràng, giật lên giật xuống rất là mạnh. Trong xu hướng này, thị trường này rất nhạy về thông tin chỉ cần một thông tin nhỏ cũng đủ làm cho thị trường giật lên giật xuống.

Về chiến lược giao dịch trong giai đoạn này, chuyên gia SSIAM khuyến nghị thị trường giằng co là điều kiện các nhà đầu tư thể hiện sự kỉ luật của mình bằng cách là trung bình hóa chi phí vốn, giải ngân một cách định kì sẽ giảm đi rủi do tại thời điểm giải ngân.

"Các nhà nghiên cứu kinh tế học người ta nhìn nhận thấy biến động hàng ngày không ai có thể dự đoán được. Nhưng điều chắc chắn là trong 5 năm 10 năm thị trường sẽ đi lên. Đây là thời điểm các nhà đầu tư thể hiện tính kỉ luật khi giải ngân và trung bình hóa vốn", ông Tô Xuân Nam nêu quan điểm.

Về xu hướng dòng tiền hiện tại, chuyên gia SSIAM cho rằng dòng tiền sẽ đi về nhóm bất động sản, sản xuất, công nghiệp sau một thời gian nữa nó có thể quay lại nhóm tài chính. Xu hướng này đi theo nền tàng kinh tế Việt Nam bởi đó là những ngành tạo ra kinh tế, GDP.

Khi được hỏi về nhóm bất động sản khu công nghiệp, vi chuyên gia này đánh giá: "Bất động sản khu công nghiệp là mảng chúng tôi tiếp tục nhìn thấy một tiềm năng rất dài của Việt Nam. Khi làn sóng xu hướng của các công ty, tập đoàn sản xuất lớn chuyển dịch nhà máy, cơ sở sản xuất của họ từ Trung Quốc tới Việt Nam sẽ diễn ra trong vòng nhiều năm tới.

Bất động sản khu công nghiệp rõ ràng có tiền năng. Khi nhìn vào dòng vốn FDI trong vài năm qua luôn ở mức 15-20 tỷ USD/năm. Tôi dự đoán năm 2022 cũng không ngoại lệ. Có rất nhiều rủi ro cho cơ sở sản xuất, những chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Rõ ràng lương công nhân Trung Quốc đắt đỏ hơn rất là nhiều. Những yếu tố đó, làm cho Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của Thế giới trong 5 - 10 năm tới".

Một nhóm ngành khác cũng được đưa ra đánh giá đó là cảng biển. Theo ông Tô Xuân Nam, khi dịch bệnh qua đi, cuộc sống trở lại bình thường, mọi người trở lại đi làm, kiếm tiền tiếp tục mua sắm, tiêu sài thì suất nhập khẩu đi lên và cảng biển cũng đi lên.

"Tôi chia sẻ một số liệu mà chúng tôi vừa thu thập được là lượng hàng container của Việt Nam đi vào Mỹ xếp thứ hai trong Châu Á, chúng ta kém mỗi Trung Quốc".

 

 

Link nội dung: https://biztoday.vn/thi-truong-linh-xinh-dong-tien-dang-huong-ve-dau-276452.html