Thương hiệu đất vàng và doanh nghiệp “khai sinh” 40 ngày tuổi ở Quảng Ninh

Thời gian vừa qua, dư luận đang xôn xao về việc một doanh nghiệp mới được thành lập hơn 40 ngày đã trúng đấu giá lô đất vàng tại khu 10B phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Thế nhưng, dự án này có một vị trí đắc địa như thế nào? Dưới ống kính từ bài viết trên Thương hiệu và Công luận, chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

Dự án “đắc địa” dành cho doanh nghiệp mới khai sinh       

Theo hồ sơ của phóng viên, ngày 10/11/2021 UBND thành phố Cẩm Phả ban hành Quyết định số 6735/QĐ-UBND phê duyệt phương án đấu giá Khu 10B phường Quang Hanh. Thời gian đấu giá theo kế hoạch ban đầu là 8 giờ 30 phút ngày 24/12/202021, tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Quảng Ninh.

Quy hoạch được phê duyệt, diện tích khu đất đấu giá là hơn 31,8ha; trong đó diện tích khu vực cây xanh cách ly là hơn 4,9ha; đất ở, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật là hơn 26,8ha. Quy mô đầu tư của dự án là đầu tư xây dựng thô và hoàn thiện mặt ngoài 52 căn biệt thự, cao 4 tầng với tổng diện tích đất 17.636,8 m2; đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình thương mại dịch vụ và các hạng mục phụ trợ tại các lô ký hiệu TM-DV1, TM-DV2, TM-DV3 cao 7 tầng với tổng diện tích lô đất 21.129 m2.

Tuy nhiên, tới ngày 23/12/2021, UBND thành phố Cẩm Phả bất ngờ có văn bản lùi thời gian tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất sang ngày 28/12/2021 để “chờ” 5/9 doanh nghiệp thiếu văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất?

vi-tri-du-an-1656055314.jpg
Dự án có thế “tọa sơn hướng thủy”phía Đông giáp biển; phía Tây giáp núi đá vôi, đầm cây Giang; phía Nam giáp suối Lộ Phong và vịnh Bái Tử Long; phía Bắc giáp núi đá vôi.

Theo thông tin công bố cuộc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án Khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả có 9 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu giá.

Ngày 30/12/2021, tại Quyết định 4720/QĐ-UBND UBND tỉnh Quảng Ninh đã công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án trên. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH Đỗ Gia Capital. Ngạc nhiên hơn cả, đây là một doanh nghiệp mới được thành lập ngay trước thời điểm cuộc đấu giá diễn ra (40 ngày).

tru-so-cua-doanh-nghiep-trung-dau-gia-du-an-nghin-ty-1656055358.jpg
Trụ sở của doanh nghiệp trúng đấu giá dự án nghìn tỷ lại là một khách sạn nằm trên đường Trần Phú, thành phố Cẩm Phả?

Qua tìm hiểu, Công ty TNHH Đỗ Gia Capital có địa chỉ số 948 phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, được thành lập vào ngày 18/11/2021, vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Hai thành viên 2 cá nhân là Trần Hoài Thanh góp 110 tỷ đồng (chiếm 55%) và Lê Minh Chiến góp 90 tỷ (chiếm 45%). Người đại diện theo pháp luật là ông Trần Hoài Thanh (SN 1984), chức danh Giám đốc và có địa chỉ thường trú tại Tổ 5, Khu 1, phường Cẩm Thành, TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh).

Tuy nhiên, địa chỉ này cũng là địa chỉ của Khách sạn Golden Camellia Hotel. Đồng thời, khách sạn này cũng là địa chỉ đăng ký trụ sở chính của Công ty CP Dịch vụ và Du lịch Hoàng Tâm (MST: 5702009771).

Dư luận nghi ngờ liệu một dự án nghìn tỷ “rơi vào tay” một doanh nghiệp “mới lớn” như  Công ty TNHH Đỗ Gia Capital có được sự “ưu ái” của chính quyền địa phương? Hơn nữa, việc doanh nghiệp mới, chưa có bất kỳ kinh nghiệm thi công, đầu tư, xây dựng dự nào nào khác thì liệu doanh nghiệp có đủ năng lực về tài chính để thực hiện dự án hay nếu như dự án được triển khai thì chất lượng công trình có được đảm bảo?

“Không san đồi, không lấp biển”

Không san đồi, không lấp biển đó là quan điểm mà Quảng Ninh đã làm. Theo đó, từ năm 2010, sự đổ bộ của nhiều tập đoàn lớn như Tuần Châu, VinGroup, SunGroup, FLC,.. đã biến thành phố Hạ Long của Quảng Ninh thành đại công trường. Những ngọn núi xanh mướt dần dần được thay thế bằng những quả đồi trọc, những bãi biển tự nhiên cũng mất đi thay vào đó là những căn biệt thự, căn hộ liền kề, chung cư cao tầng. Tính đến năm 2021, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Quảng Ninh đạt trên 64,44%, là một trong 5 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước.

Theo đánh giá của địa phương, các dự án “san đồi, lấp biển” góp phần mở rộng đáng kể về không gian, hạ tầng, quỹ đất cho phát triển các đô thị, hình thành các khu du lịch, các khu đô thị mới, đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở của nhân dân đô thị, thực hiện quá trình nâng cấp các đô thị, đồng thời đẩy mạnh việc thu hút đầu tư, huy động nguồn vốn. Tuy nhiên, những dự án lấn biển cũng bộc lộ nhiều vấn đề như quỹ đất ở hiện đã vượt quá nhu cầu thực tế, tác động tiêu cực đến môi trường, bất cập trong quản lý...

Điển hình nhất của việc tàn phá thiên nhiên dẫn tới hậu quả mà dư luận cả nước đều hướng về núm ruột Quảng Ninh với hậu quả của trận mưa lũ lịch sử vào tháng 7/2015 khiến nhiều người dân thiệt mạng và mất tích, thiệt hại về kinh tế hơn 1.000 tỷ đồng. Điều này không phải tự nhiên xảy ra và với chi phí bỏ ra để khắc phục thiệt hại thì tiền thu về từ các dự án lấn biển và khai thác có đủ chi?

Theo kết quả điều tra của Viện Hải Dương học, tại Vịnh Hạ Long, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều địa điểm bãi san hô ở đáy biển sâu đang chết dần do ô nhiễm môi trường. Lý giải về tình trạng nêu trên, các nhà khoa học biển Việt Nam cho rằng, do sự đô thị hóa, lấn biển, khai thác khoáng sản bừa bãi và gia tăng dân số cơ học ngày một tăng; việc xây dựng bến cảng, NM; phát triển cơ sở hạ tầng của ngành du lịch, dịch vụ. Ô nhiễm do chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt và chế biến; việc khai thác, đánh bắt theo phương thức tận diệt thủy sản, cũng như nuôi trồng thủy sản tràn lan, thiếu quy hoạch... Ðây được coi là những tác nhân chính gây “biến dạng” cảnh quan, gây suy giảm nhanh các loài sinh vật đang sinh sống tại khu vực này...

khu-rung-ngap-man-gan-du-an-dang-chet-yeu-1656055412.jpg
Khu rừng ngập mặn gần dự án đang "chết yểu"?

 

Đó là bài học của Hạ Long còn quay lại dự án Khu đô thị mới tại khu 10B, phuờng Quanh Hanh, thành phố Cẩm Phả. Bằng mắt thường có thể thấy để triên khai dự án này, doanh nghiệp phải lấp biển để tạo quỹ đất. Như vậy những dãy núi đá vôi bám biển sẽ trở thành những “hòn nam bộ”. Những bãi lầy là kế sinh nhai của nhiều người dân sẽ mất đi, thay vào đó và dự án thương mại?

Cũng theo ghi của phóng viên, một diện tích rừng ngập mặn giáp dự án này sau khi triển khai dự án đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả đã bị chết “yểu”. Những cây giang, cây sú chết khô cong vì hạ tầng giao thông, vì đô thị hoá?

Vậy có nên đánh đổi sự hoang sơ, trong lành mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây để đánh đổi bằng các dự án thương mại? Câu hỏi này có lẽ nên dành cho chính quyền thành phố Cẩm Phả nói riêng, UBND tỉnh Quảng Ninh nói chung trả lời bạn đọc.

Link nội dung: https://biztoday.vn/thuong-hieu-dat-vang-va-doanh-nghiep-khai-sinh-40-ngay-tuoi-o-quang-ninh-330070.html