"Mát trời thế này, tranh thủ đi làm cốc bia nhỉ?", "Hôm nay đầu tháng, trưa đi làm mét lòng, bát tiết canh với mấy chén rượu cho đỏ cả tháng nhỉ?" là những lời mời gọi quen thuộc mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng gặp.
Rủ nhau làm chén rượu hay chầu bia để bắt đầu câu chuyện là thói quen cố hữu nơi công sở. "Nhậu" là để vui nhưng khi "nhậu" trở thành văn hóa chốn công sở thì nó thành áp lực. Các bạn trẻ đã trải nghiệm thứ văn hóa này như thế nào và thói quen ấy tạo ra hệ lụy như thế nào với thế hệ gen Z hiện tại?
Việc tụ tập uống rượu bia ở Việt Nam vốn là một hoạt động giao tiếp quen thuộc. Nó quen thuộc và phổ biến tới mức được đặt tên đặc trưng và ngắn gọn là "nhậu". Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, thậm chí không vì dịp gì cũng nhậu. Nhiều lý do để uống nhưng lý do để từ chối lại rất ít.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam nằm trong top các quốc gia sử dụng rượu bia nhiều nhất thế giới và luôn thăng hạng trong bản xếp hạng này.
Theo một nghiên cứu về an toàn giao thông gần nhất, có tới 68% người đã uống rượu bia nhưng khi ra về vẫn trực tiếp lái xe. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới 40% các vụ TNGT mỗi năm.
Trong các cuộc nhậu, điều đáng sợ nhất không phải là tửu lượng thấp mà là bị ép uống. Bản lĩnh ở đây không phải là bao nhiêu chai mà là biết cách từ chối khi biết giới hạn của mình. Vậy từ chối cách nào?
Khi nhậu đã trở thành kỹ năng mềm, khéo léo ứng xử thì bên nào cũng vui và sau đây là một số kinh nghiệm được chia sẻ từ chuyên gia:
- Luôn luôn có quyền từ chối.
- Nhậu văn minh - Cho người khác có lối về.
- Sống để "nhậu" chứ không phải "nhậu" để sống.
Link nội dung: https://biztoday.vn/van-hoa-nhau-song-de-nhau-chu-khong-phai-nhau-de-song-350245.html