Chủ tịch Vietravel thế chấp hết tài sản sau 2 năm dịch, gặp sức ép về tài chính lớn

Lãnh đạo Vietravel cho biết sau 6 tháng mở cửa, doanh nghiệp đã phục hồi, đạt doanh thu bằng trước dịch. Tài sản đã thế chấp hết qua 2 năm dịch, doanh nghiệp khó tiếp cận các khoản vay. Chủ tịch Vietravel cho rằng mức giảm VAT 2% quá ít, nên quay lại mức giảm 5%.

Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp ngày 11/8 vừa qua, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel cho rằng, du lịch đã có sự hồi phục rất tốt với thị tường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.

Đối với riêng thị trường du lịch trong nước, Vietravel đã phục hồi được 130% thị phần, đạt doanh thu bằng trước dịch. Đây là sự kỳ diệu so với giờ này năm ngoái. Với quy mô hoạt động của Vietravel gồm 40 văn phòng ở trong nước và 6 văn phòng ở nước ngoài phục vụ 1 triệu khách một năm với doanh thu 7.500 tỷ trước dịch thì trong dịch, Vietravel gần như "đứng hoàn toàn". Nhưng đến nay sau 6 tháng mở cửa, Vietravel đã phục hồi.

Ông Kỳ chia sẻ, bên cạnh những thuận lợi, Vietravel cũng có những khó khăn, là khó khăn chung của ngành du lịch.Ông cho biết, với quy mô hoạt động gồm 40 văn phòng ở trong nước và 6 văn phòng ở nước ngoài phục vụ 1 triệu khách một năm với doanh thu 7.500 tỷ đồng trước dịch thì trong dịch, Vietravel gần như "đứng hoàn toàn". Nhưng sau 6 tháng mở cửa trở lại, doanh nghiệp đã phục hồi. Bên cạnh những thuận lợi, Chủ tịch Vietravel cho biết, doanh nghiệp cũng đang gặp những khó khăn, và đó cũng là khó khăn chung của ngành du lịch.

ong-nguyen-quoc-ky-chu-tich-hdqt-vietravel-1660363237.jpg
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel.

Ông chỉ ra, với chỉ tiêu 5 triệu khách năm nay “khó khả thi” do thị trường nguồn của Việt Nam chưa mở cửa. Thị trường Đông Bắc Á chiếm trên 50% du khách đến Việt Nam hiện nay là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… vẫn chưa sẵn sàng mở cửa. Do đó với 18 triệu lượt khách - tính năm 2019 thì năm nay với trên 60% lượng khách về đây, khả năng phấn đấu đặt ra 5 triệu lượt khách vẫn còn cao.

Đối với trong nước, các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt lữ hành hàng không, đã kiệt quệ về lao động, tài chính, phải khôi phục lại toàn bộ. Thị trường du lịch sau dịch là thị trường mới hoàn toàn, an toàn hơn, nhanh và ít trạm hơn. Do đó, phải thay đổi toàn bộ cấu trúc của doanh nghiệp cũng như cấu trúc của cả ngành du lịch.

Ngành du lịch nói chung cũng như Vietravel đưa ra 3 chiến dịch gồm rã đông, phục hồi, phát triển. Sau rã đông là phục hồi. Trong giai đoạn phục hồi này, sức ép về tài chính rất lớn. Vietravel có đặc thù vừa là doanh nghiệp du lịch vừa là doanh nghiệp lữ hành, kinh doanh về vận chuyển hàng không nên sức ép tài chính rất lớn. Như vậy vừa phải trả nợ cũ đến hạn, vừa phải chuẩn bị vốn đầu tư mới cho tái cấu trúc doanh nghiệp và xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ, vừa phải trả tiền ngay khi đặt dịch vụ để phục vụ khách. Mặc dù có những hỗ trợ của Chính phủ với người lao động nhưng quy mô rất nhỏ, không có tác động lớn đến sự thay đổi để phục hồi ngành du lịch.

Các gói hỗ trợ của Chính phủ không triển khai được đến doanh nghiệp có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là mức giảm VAT 2% quá ít, nên quay lại mức giảm là 5%. Du lịch có tính lan tỏa, tác động rất lớn, ông Kỳ cho rằng nên quan tâm và cho mức giảm cao hơn.

Đề nghị xem xét trình Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Trong khi đó, ông Phạm Văn Tài, Tổng Giám đốc CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) đề xuất, đối với ngành công nghiệp ô tô, để giúp doanh nghiệp lắp ráp sản xuất ô tô trong nước gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiến nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó giá tính thuế giá trị đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước được tính theo hướng: Giá trị sản xuất trong nước (tức là tỷ lệ nội địa hóa) được khấu trừ vào giá thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, kiến nghị Chính phủ sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung Luật phát triển công nghiệp vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2023 được Quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp tự chủ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nư

Link nội dung: https://biztoday.vn/chu-tich-vietravel-the-chap-het-tai-san-sau-2-nam-dich-gap-suc-ep-ve-tai-chinh-lon-357127.html