Theo đó, cổ phiếu VTL danh danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ kể từ ngày 6/9/2022. Lý do được HNX đưa ra do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm là số âm.
Được biết, Vang Thăng Long đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2022 với ghi nhận doanh thu đạt gần 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp báo lỗ sau thuế 2,37 tỷ đồng qua đó nâng tổng lỗ lũy kế đến 30/6/2022 lên mức 30,9 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm về dưới 20 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, công ty này đạt doanh thu 46,8 tỷ đồng - giảm 12% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế âm gần 3,8 tỷ đồng - tăng 26% so với bán niên 2021.
Kết thúc quý 2/2022, Vang Thăng Long đang nợ tổng cộng 118 tỷ đồng trong đó 117,8 tỷ đồng là vay ngắn hạn (bao gồm 77,7 tỷ đồng vay tài chính). Mức nợ này hiện đã gấp 6 lần vốn chủ sở hữu đồng thời gấp gần 1,2 lần tổng tài sản ngắn hạn. Gánh nặng từ chi phí lãi vay là nguyên nhân không nhỏ khiến Vang Thăng Long ghi nhận lỗ 11/13 quý trở lại đây.
Hiện Tổng CTCP Thương mại Hà Nội (Hapro) đang là cổ đông lớn của VTL với tỷ lệ 38,42% vốn tại VTL. Tuy nhiên, mới đây cổ đông này vừa đăng ký bán toàn bộ gần 2 triệu cổ phiếu VTL trong thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 9/8 đến 7/9. Mục đích giao dịch là cơ cấu danh mục đầu tư. Nếu giao dịch thành công, Hapro sẽ rời ghế nóng và không còn nắm giữ cổ phiếu VTL.
Ở chiều ngược lại, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ sản xuất An Thịnh đã mua 480.000 cổ phiếu VTL, nâng lượng sở hữu từ 234.865 cổ phiếu (tỷ lệ 4,64%) lên 714.865 cổ phiếu (tỷ lệ 14,13%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 28/7/2022.
Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/8, cổ phiếu VTL dừng tại mức 17.100 đồng/cp. Khối lượng giao dịch trung bình 1 tháng gần nhất ở mức thấp, chỉ gần 2.500 đơn vị.
Link nội dung: https://biztoday.vn/kinh-doanh-thua-lo-co-phieu-vang-thang-long-vtl-bi-cat-margin-370744.html