Cụ thể, 4 trạm chưa thu được phí, trong đó có 2 trạm do “đầu tư một nơi thu phí một nơi” là Trạm La Sơn – Tuý Loan trên cao tốc Bắc – Nam đoạn La Sơn – Tuý Loan và Trạm Bỉm Sơn trên Quốc lộ 1, không đáp ứng Nghị Quyết số 437?NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; 2 trạm gặp vấn đề về an ninh trật tự khi tổ chức thu phí là: Trạm Bờ Đậu trên Quốc lộ 3 và Trạm T2 trên Quốc lộ 91.
Bên cạnh đó, 4 dự án đã thực hiện thu phí nhưng không đảm bảo phương án tài chính ban đầu. Trong đó, có 3 dự án sụt giảm doanh thu: Dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh Km1738+144 – Km1763+610; Dự án đầu tư xây dựng cầu Thái Hà; Dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì nối Quốc lộ 32C. Còn 1 dự án do điều chỉnh quy hoạch cảng thuỷ nội địa nên không thể tổ chức thu phí.
Để giải quyết dứt điểm các vướng mắc của các trạm thu phí/dự án BOT, Bộ Giao thông vận tải đã kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định giải pháp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và bố trí ngân sách nhà nước khoảng 13.115 tỷ đồng để thanh toán cho DN chủ đầu tư dự án.
Liên quan về vấn đề này, trong văn bản tham gia ý kiến về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại 1 số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng theo hình thức BOT, Bộ Kế hoạch đầu tư cho rằng: Cả 8 dự án còn vướng mắc đều được triển khai trước thời điểm Luật PPP có hiệu lực thi hành, do đó từng dự án cần phải được xem xét ký lượng trên cơ sở nội dung hợp đồng BOT đã ký kết liên quan đến trường hợp, điều kiện áp dụng, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm các bên khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và quy định pháp luật có liên quan đến vấn đề này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông vận tải trao đổi với Bộ Tư pháp để xác định sự phù hợp khi áp dụng sự kiện bất khả kháng đối với các dự án cần phải chấm dứt hợp đồng này, trên cơ sở căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự và nội dung hợp đồng.
Ngoài ra, cần phân loại cụ thể 8 dự án theo 2 trường hợp chấm dứt hợp đồng, gồm: do sự kiện bất khả kháng và do phía cơ quan ký kết hợp đồng vi phạm hợp đồng, làm cơ sở xác định phương án chi phí xử lý phù hợp đối với từng trường hợp (có cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể cho từng dự án).
Bộ Giao thông vận tải cho biết, trong giai đoạn 2005 – 2020, Bộ Giao thông vận tải đã huy động khoảng 247.575 tỷ đồng để đầu tư 72 dự án theo phương thức PPP.
Link nội dung: https://biztoday.vn/dau-tu-1-noi-thu-phi-mot-noi-2-du-an-bot-chua-thu-duoc-phi-383332.html