Theo đó, số tiền nợ của 05 đơn vị thuộc Tập đoàn Vinashin (có chứng thư bảo lãnh của Chính phủ) khó có khả năng thu hồi là 348,6 tỷ đồng. Trong đó, số tiền lãi chậm đóng là 187,5 tỷ đồng; số tiền được khoanh nợ đến ngày 31/12/2012 là: 143,5 tỷ đồng.
Tiếp đến là số tiền nợ của 974 đơn vị tạm dừng giao dịch, chủ bỏ trốn, bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh là: 185,3 tỷ đồng, trong đó, nợ lãi chậm đóng là: 45,1 tỷ đồng. Tiếp theo là số tiền nợ của 05 đơn vị thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Công ty CP Lilama 69/2, Công ty CP Lisemco, Công ty CP Lisemco 5, Công ty CP Lisemco 3, Công ty CP Cơ khí xây dựng AMECC) là: 133,1 tỷ đồng (bao gồm cả nợ lãi chậm đóng là 63,8 tỷ đồng).
Thực tế cho thấy, việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT của một bộ phận người lao động, người sử dụng lao động còn hạn chế. Nên còn nhiều doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động hoặc tham gia chưa đúng mức lương, chưa đầy đủ số lao động thuộc diện bắt buộc phải tham gia BHXH, BHYT theo quy định.
Mặt khác, việc nợ, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN hiện nay là do chưa có quy định cụ thể về xử lý đối với các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, chủ bỏ trốn, mất tích....do đó quyền lợi của người tham gia bị ảnh hưởng.
Link nội dung: https://biztoday.vn/hai-phong-nhieu-ong-lon-no-bao-hiem-khung-384543.html