Khó săn giảm giá trong mùa mua sắm cuối năm ở Mỹ

Giá hàng hóa mùa mua sắm cuối năm ở Mỹ được dự báo sẽ không hạ nhiệt. Bởi lẽ, giá cả không chỉ được quyết định bởi chi phí vận chuyển mà là một loạt các yếu tố, bao gồm cả nhân công và giá xăng…

kinh-te-my-1666344498.jpg Ảnh: Reuters

 

Các doanh nghiệp Mỹ cuối cùng cũng được giảm bớt chi phí chuỗi cung ứng. Chi phí vận chuyển container qua Thái Bình Dương đã hạ nhiệt từ mức cao kỷ lục trong thời kỳ đại dịch. Hiện tại, giá trung bình chỉ còn 2.720 USD. Dù vậy, người tiêu dùng có thể sẽ không cảm nhận được đà giảm của giá cả trong mùa mua sắm cuối năm. Theo các chuyên gia, lý do bởi nền kinh tế vẫn vật lộn với lạm phát, giá xăng và nhân công cao.

Theo Wall Street Journal , kinh tế là một trong những yếu tố người tiêu dùng đang cân nhắc khi mua sắm. Ngay cả các sản phẩm làm đẹp ít chịu tác động từ giá nguyên liệu đầu vào tăng tốc trong năm nay, trừ chi phí đóng gói, năng lượng chỉ đóng góp phần nhỏ trong sản phẩm này, mỹ phẩm cũng chiếm rất ít chỗ trong các tàu container đắt đỏ… Thế nhưng giá trung bình của các sản phẩm làm đẹp cao cấp tại Mỹ vẫn tăng 2% năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, theo NPD Group.

Trong tháng 9 vừa qua, tỷ lệ chi tiêu của người dân Mỹ cho từng mặt hàng có nhiều thay đổi. Theo dữ liệu từ Chính phủ Mỹ, người dân nước này hiện phải chi nhiều tiền hơn cho các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, vì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của ngành hàng này tăng mạnh. Ngược lại, những sản phẩm khác như xăng dầu hay đồ nội thất, đồ điện tử có tỷ lệ chi tiêu ít hơn so với tháng trước.

"Không có công ty nào muốn giảm giá, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát nơi bạn có rất nhiều chi phí lao động cao. Vì vậy, họ sẽ cố gắng không làm điều đó khi có thể", Farlekas giải thích. Ngoài ra, nhiều mặt hàng trên kệ có thể đã được mua khi giá vận chuyển cao hơn. Vì vậy, giá cả phản ánh những khoản phí đó, theo Patrick Penfield, Giáo sư về thực hành chuỗi cung ứng tại Đại học Syracuse. "Thật không may, các nhà bán lẻ không có nhiều chỗ trống về tỷ suất lợi nhuận để có thể giảm giá dịp cuối năm này", Penfield nói.

kinh-te-my-2-1666344544.jpg Người tiêu dùng có thể sẽ không cảm nhận được đà giảm của giá cả trong mùa mua sắm cuối năm.

 

Ngoài ra, chuỗi cung ứng cũng vẫn còn những thách thức khác, có thể dập tắt cho bất kỳ hy vọng giảm giá nào trong những tháng tới, theo giáo sư Penfield. Ví dụ, trong quý 4, vận tải đường bộ trở thành một phương thức được ưu chuộng trong chuỗi cung ứng mua sắm trực tuyến trong kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, thiếu hụt xe tải và tài xế có thể khiến giá cước leo thang. "Người tiêu dùng có thể sẽ bị sốc về số tiền họ phải trả khi mua hàng trực tuyến", ông nói.

Wall Street Journal cho biết giá thực phẩm tại Mỹ đã tăng tới gần 1% trong tháng 9, và tăng khoảng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này ở một số loại thực phẩm chưa chế biến như thịt lợn và rau củ cũng tăng lần lượt 14,7% và 10,4%. Giá các sản phẩm từ bơ và sữa có mức tăng kỷ lục 32,3% so với năm 2021, tức là giá đã tăng gấp 1,3 lần. Bên cạnh đó, giá bột mì và các mặt hàng từ ngũ cốc cũng tăng tới 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái - xác lập mức tăng nhanh nhất kể từ năm 1978.

Đối với các hộ gia đình hay đi ăn hàng thì tình hình còn khó khăn hơn, khi giá đồ ăn trung bình tại các nhà hàng hay các quán cà phê đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, đạt tới con số 91,4%. Giá cả tăng ở mức kỷ lục đã khiến người tiêu dùng phải cân nhắc lại về kế hoạch chi tiêu cho gia đình. Giá khí đốt, điện, dầu và khí propane tăng cao đã khiến nhiều người New York phải chuyển sang sưởi ấm bằng củi. Họ dùng lại bếp lò cũ hoặc cân nhắc mua mới.

kinh-te-my-3-1666344591.png Người dân Mỹ hiện phải chi nhiều tiền hơn cho các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thay vì xăng dầu hay đồ nội thất, đồ điện tử như trước đây.

 

Trước mắt, kỳ nghỉ Halloween có thể khiến người Mỹ gánh những hóa đơn thẻ tín dụng kinh hoàng. Người tiêu dùng muốn chi trung bình 100 USD cho trang phục, bánh kẹo, đồ trang trí và nhiều thứ khác. Tổng chi tiêu cho Halloween được dự đoán sẽ đạt mức kỷ lục 10,6 tỷ USD. Phil Rist, phó chủ tịch cấp cao về chiến lược của đơn vị đã thực hiện cuộc thăm dò năm 2022 của NRF là Prosper Insight, cho biết gần một nửa câu trả lời tiết lộ rằng mọi người sẽ mua sắm tại các cửa hàng giá rẻ, 36% đến các cửa hàng đặc sản và 31% sẽ đặt mua của các nhà bán lẻ trực tuyến.

Còn theo một cuộc khảo sát mới từ Advantage Solutions, người tiêu dùng 37% số người được hỏi, điều quan trọng nhất đối với khách hàng khi mua kẹo là giá cả. Trong những năm gần đây, giá đường, các loại hạt, sữa và ca cao nhập khẩu đã tăng lên. Lượng kẹo bán ra vào thời điểm này trong năm cũng sẽ đẩy chi phí lên cao. Theo Cục Thống kê Lao động, giá kẹo đã tăng 2% từ tháng 7 đến tháng 8 và hiện đắt hơn 12,7% so với một năm trước.

Link nội dung: https://biztoday.vn/kho-san-giam-gia-trong-mua-mua-sam-cuoi-nam-o-my-398870.html