Thái Bình: Nhiều cửa hàng bày bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Phố Trần Hưng Đạo nổi tiếng là tuyến phố mua sắm các mặt hàng tiêu dùng của thành phố Thái Bình. Tuyến phố này có nhiều hàng hóa được bày bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ". Trong đó có nhiều cửa hàng kinh doanh sản phẩm dành cho Mẹ và Bé đã vi phạm quy định của pháp luật về tem nhãn phụ tiếng Việt đối với hàng nhập khẩu, khiến người tiêu dùng không rõ được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm

Theo quy định của pháp luật, hàng hóa nhập khẩu ngoài nhãn gốc của hàng hóa còn bắt buộc phải có nhãn phụ của hàng hóa bằng tiếng Việt. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu (tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP)

Bất chấp mọi khuyến cáo, còn nhiều cá nhân, công ty, doanh nghiệp… vẫn đang vi phạm điều này. Điều đó trước tiên phải nói tới, đó là ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể đang vi phạm. Việc tuyện truyền pháp luật; xử lý, răn đe các vi phạm đó phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng Quản lý thị trường, chính quyền trên địa bàn.Tại tuyến phố Trần Hưng Đạo Tp.Thái Bình là một điển hình về tình trạng bán hàng hóa nước ngoài không tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc xuất xứ...

Không tem nhãn tiếng Việt khó xác định nguồn gốc

Theo tìm hiểu của phóng viên (PV), phố Trần Hưng Đạo là tuyến phố đắc địa về mặt bằng. Hoạt động kinh doanh, buôn bán tuyến phố Trần Hưng Đạo diễn ra rất sôi động, sầm uất. Chủ yếu là các mặt hàng: quần áo, giầy dép, hàng tiêu dùng, hàng gia dụng và các shop kinh doanh sản phẩm dành cho mẹ và bé… Trong đó, có shop kinh doanh sản phẩm liên quan đến nhóm đối tượng Mẹ và Bé tại đây luôn “hút” được lượng khách hàng rất lớn.

Nhiều cửa hàng tại tuyến phố Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, lượng khách mua hàng ra vào tấp nập, phương tiện của khách hàng lấn chiếm cả vỉa hè, lòng đường, không còn lối cho người đi bộ.

Nhiều của hàng kinh doanh mặt hàng cho Mẹ và Bé với lượng khách ra vào tấp nập, phương tiện của khách lấn vỉa hè và lòng đường
Nhiều của hàng kinh doanh mặt hàng cho Mẹ và Bé với lượng khách ra vào tấp nập, phương tiện của khách lấn vỉa hè và lòng đường. (Ảnh: Hương Trà)

Mặt hàng bày bán tại đây rất phong phú và đa dạng: quần áo trẻ em; dầy, dép dành cho mẹ và bé; các loại đồ chơi; thực phẩm ăn dặm; hóa mỹ phẩm dành cho mẹ và bé; thực phẩm chức năng; siro ho long đờm; kẹo đồ chơi, các loại thực phẩm chức năng về xương khớp… Các sản phẩm trong shop mẹ và bé Baby mark có tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt, trong số đó nhiều sản phẩm là chữ Trung Quốc.

chu-tq-1667183835-1667253346.jpg
Rất nhiều mặt hàng chữ Trung Quốc, không tem nhãn tiếng Việt. (Ảnh: Hương Trà)

 

Tương tự như các sản phẩm bày bán trong shop Baby mark, tại shop Bibo 205 đường Trần Hưng Đạo và shop Bun Baby mark, 243 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, nhiều sản phẩm dành cho mẹ và bé tại hai shop trên cũng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

 

Rất nhiều mặt hàng không tem nhãn, và không thể xuất hóa đơn một cách chính thống
Nhiều mặt hàng tại Bun baby mart không tem nhãn, và không thể xuất hóa đơn một cách chính thống. (Ảnh: Hương Trà)

Trao đổi với nhân viên của cửa hàng, được biết: “sản phẩm siro ho long đờm tại shop có nguồn gốc từ nhiều nước như: Đức, Nga, với nhiều loại giá thành khác nhau. Sản phẩm trên không phải là hàng nhập khẩu chính hãng nên không có nhãn phụ tiếng Việt…”

 Mẹ và bé là nhóm đối tượng tiêu dùng cần được bảo vệ, nhất là những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, nắm bắt tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng, những shop kinh doanh sản phẩm mẹ và bé tại các shop trên nói hàng “xách tay”, để bán cho khách hàng.

Chủ cửa hàng bibo kids khẳng định sp sữa meji của nhật không xuất được hóa đơn với lý do rất đơn giản, cửa hàng nộp thuế khoán không phải doanh nghiệp nên không có hóa đơn. Sản phẩm không tem nhãn phụ tiếng Việt
Chủ cửa hàng bibo kids khẳng định sản phẩm sữa meji của nhật không xuất được hóa đơn với lý do rất đơn giản, cửa hàng nộp thuế khoán không phải doanh nghiệp nên không có hóa đơn. Sản phẩm không tem nhãn phụ tiếng Việt. (Ảnh: Hương Trà)

Điều đáng nói ở đây là mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán đã tồn tại từ lâu tại các shop, nhưng không có sự vào cuộc quyết liệt của Quản lý thị trường.

Dư luận đặt câu hỏi, thực chất hàng hóa đó có hóa đơn chứng từ để chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hay không? Tại sao hàng cho mẹ và bé, nhất là đồ thực phẩm mà không tem nhãn, thì căn cứ pháp lý ở đâu khi xảy ra điều đáng tiếc. Những dấu hiệu trên cho thấy, từ chính những người tiêu dùng không kiểm tra xuất xứ hàng hóa hoặc ham rẻ đã tiếp tay cho sự gian lận, trốn thuế, thậm chí có khả năng là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng!

Cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình đã ở đâu?

Sự vắng bóng của Quản lý thị trường, để xảy ra tình trạng trên chắc chắn phải nhắc đến vai trò, trách nhiệm phía Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình. Một điều thấy rõ trụ sở của Cục QLTT tỉnh Thái Bình nằm cùng tuyến phố Trần Hưng Đạo và chỉ cách những shop kinh doanh nói trên vài trăm mét đến hơn một cây số.

Trụ sở của Cục QLTT thành phố Thái Bình ngay tại số 9 Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình
Trụ sở của Cục Quản lý thị trường thành phố Thái Bình ngay tại số 9 Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình. (Ảnh: Hương Trà)

 Được biết, QLTT thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.

Dường như, chỉ có những người tiêu dùng thông thái tại thành phố Thái Bình mới nhận ra sự “bất thường” về hàng hóa được bày bán trong các shop nói trên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa thông tin đến bạn đọc khi có câu trả lời chính thức từ cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình.

Link nội dung: https://biztoday.vn/thai-binh-nhieu-cua-hang-bay-ban-hang-khong-ro-nguon-goc-xuat-xu-405211.html