Tìm hiểu vai trò của Chứng khoán VPS ở những lô trái phiếu 50 nghìn tỷ của Azura, Yagamata, Ataka và Hakuba...

Thông tin từ một trong những trái chủ cho thấy, có ít nhất một số lô trái phiếu trong nhóm này không có tài sản đảm bảo.

Sau khi vụ phát hành trái phiếu hơn 10.000 tỷ đồng của Tân Hoàng Minh bị huỷ, hay vụ án liên quan trái phiếu An Đông hé mở, từ khoá “trái phiếu” thực sự đã trở thành từ khoá HOT nhất trên thị trường tài chính Việt Nam. Những vụ phát hành trái phiếu “khủng” thường xuyên nhận được sự chú ý của các nhà đầu tư. Đặc biệt, trước động thái mua lại trước kỳ hạn các lô trái phiếu lớn đang là tâm điểm hiện nay.

screenshot-2022-11-01-102340-1667300966.png

Câu chuyện bắt đầu từ những ngày cuối tháng 8/2022 khi CTCP Azura mua lại các lô trái phiếu lớn, thời gian đáo hạn còn rất dài. Số liệu từ HNX cho thấy những lô trái phiếu này của Azura đều phát hành giai đoạn 2018-2019 và có kỳ hạn đến 10 năm, đáo hạn vào 2028-2029. Thời gian đáo hạn còn dài, nhưng chỉ riêng tháng 8/2022 Azura đã bất ngờ mua lại tổng cộng hơn 7.300 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.

Câu chuyện chưa dừng ở đó khi chỉ trong vòng hơn 1 tuần của tháng 10/2022 vừa qua, từ 13/10 đến 21/10/2022 Azura đã liên tục mua lại thêm xấp xỉ 3.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn.

screen-shot-2022-11-01-at-135446-1667300980.png

Còn Yagamata mua lại tổng cộng gần 1.700 tỷ đồng trước hạn trong các ngày 14/10 và 17/10/2022 từ các lô trái phiếu 3.000 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng phát cùng phát hành trong tháng 1/2019.

Tính chung theo số liệu từ HNX, trong vòng chưa đầy 3 tháng từ tháng 8/2022 đến tháng 10/2022 Yagamata đã mua lại trước hạn hơn 6.600 tỷ đồng trái phiếu.

screenshot-2022-11-01-103641-1667300992.png

Tổng cộng hơn 1 tuần, Azura và Yagamata mua lại xấp xỉ 9.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Vậy Azura, Yagamata là công ty nào mà đi kèm với những con số trái phiếu “khủng” đến thế? Con số này sẽ thật sự “khủng” hơn nhiều nếu lật lại lịch sử.

screenshot-2022-11-01-104233-1667301007.png

Lần lại lịch sử năm 2018, 2019 khi Azura phát hành lượng lớn các lô trái phiếu giá trị cao có thể thấy, thời điểm đó các thông tin về trái phiếu còn khá “mơ hồ” trên thị trường tài chính. 

“Soi” lại Azura, Yagamata, nhà đầu tư nhớ đến thời điểm 2018, 2019 nhiều nhà đầu tư bất ngờ trước việc 5 pháp nhân: Azura, Yagamata, Ataka, Hakuba và Công ty mua bán nợ Azura phát hành lượng trái phiếu rất lớn, xấp xỉ 44.500 tỷ đồng, trong đó Azura phát hành nhiều nhất với hơn 18.000 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong vòng hơn 1 năm từ đầu 2018 đến đầu 2019.

Số liệu bảng công bố danh sách các trái phiếu cho thấy, Azura đã tiến hành mua lại trước hạn xấp xỉ 12.000 tỷ đồng, số còn lại đang lưu hành vẫn còn hơn 6.000 tỷ đồng.

screenshot-2022-11-01-104805-1667301022.png

Đối với Yagamata, trong số các trái phiếu, có một số lô còn phát hành vào cuối năm 2017. Thống kê cho thấy trong vòng gần 2 năm từ cuối 2017 đến đầu 2019 Yagamata phát hành hơn 15.700 tỷ đồng trái phiếu, và trong số này công ty mới chỉ mua lại gần 8.100 tỷ đồng. Số đang lưu hành vẫn gần 7.700 tỷ đồng. Các lô trái phiếu do Yagamata phát hành đều có kỳ hạn 10 năm, thời gian đáo hạn còn rất dài.

screenshot-2022-11-01-105033-1667301072.png

Hakuba – một trong những cái tên để lại dấu ấn với nhà đầu tư cùng đợt với Azura và Yagamata phát hành năm 2018 cũng phát hành tổng cộng hơn 5.800 tỷ đồng tráo phiếu trong giai đoạn cuối 2017 đến đầu năm 2019. Trong số đó, Hakuba đã mua lại trước hạn gần 1.100 tỷ đồng và số vẫn còn đang lưu hành hơn 4.700 tỷ đồng. Trong đó riêng tháng 12/2018 và tháng 1/2019 Hakuba đã phát hành 3 lỗ trái phiếu tổng 3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm.

screenshot-2022-11-01-105257-1667301095.png

Ataka phát hành hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu từ 2017 đến đầu 2019, tuy vậy số trái phiếu mà Ataka phát hành trong năm 2017 hơn 5.000 tỷ đồng còn hơn 3.000 tỷ đồng phát hành trong năm 2018 và tháng 1/2019.

Trong số đó, riêng tháng 1/2019 Ataka đã phát hành 1 lô trái phiếu trị giá 1.000 tỷ đồng.

screenshot-2022-11-01-105518-1667301122.png

Mua bán nợ Azura phát hành xấp xỉ 2.200 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2017 và 2018, phần lớn ở trong năm 2018. Tuy vậy Azura đã mua lại trước hạn toàn bộ số trái phiếu này.

Tính tổng ra, 5 pháp nhân này phát hành hơn 50.000 tỷ đồng trái phiếu giai đoạn 2017-2019. Đã mua lại hơn 25.000 tỷ đồng trước hạn/đáo hạn.

screenshot-2022-11-01-110139-1667301145.png
screenshot-2022-11-01-110413-1667301192.png

Các lô trái phiếu của Azura, Yamagat, Hakuba hay Ataka đều không có nhiều thông tin về đơn vị tư vấn phát hành, đại lý đăng ký, phân phối, về tài sản đảm bảo hoặc trái chủ... Tuy vậy, truy vết vẫn có thể thấy dấu ấn, vai trò rất lớn của Chứng khoán VPS (VPBS) đối với các lô trái phiếu của các công ty này. Cụ thể:

- Tháng 10/2018 Chứng khoán VPS (lúc đó là CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) giao dịch đảm bảo với bên nhận đảm bảo là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Vpbank – mã chứng khoán VPB). Tài sản thế chấp là trái phiếu do Azura phát hành: Trái phiếu AZR_CD15_1518, tổng 330.000 trái phiếu mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu được mang ra làm tài sản thế chấp. Tổng giá trị trái phiếu phát hành 330 tỷ đồng. Đây là số trái phiếu phát hành ngày 15/10/2018 và có ngày đáo hạn 15/10/2021. Thông tin ghi nhận mã số trái phiếu này không nằm trong danh sách trái phiếu Azura kể trên.

- Tháng 5/2019 Chứng khoán VPS tiếp tục có hợp đồng giao dịch đảm bảo với VPBank. Tài sản đảm bảo cho hợp đồng này tiếp tục là trái phiếu của Azura: Cụ thể VPS dùng 3,3 triệu trái phiếu AZR_Q13_041218T làm tài sản đảm bảo. Lô trái phiếu này có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, tổng giá trị phát hành 330 tỷ đồng. Lô trái phiếu này phát hành vào ngày 4/12/2018, có kỳ hạn 10 năm, đáo hạn vào 4/12/2028.

Nói về Azura, đây là doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở chính tại toà nhà Deaha Kim Mã, Hà Nội. Công ty thành lập tháng 12/2011 với ngành nghề chính là xây dựng nhà để ở. Người đại diện theo pháp luật là ông Dương Thành Trung.

Năm 2018 Chứng khoán VPS bất ngờ giao dịch lượng lớn trái phiếu

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2018 khi Chứng khoán VPS (lúc đó là Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) bất ngờ gia tăng giá trị tài sản FVTPL nắm giữ, từ mức 231 tỷ đồng đầu năm lên hơn 2.500 tỷ đồng đối với trái phiếu chưa niêm yết, tăng xấp xỉ 2.300 tỷ đồng về giá trị nắm giữ. VPS không list các mã trái phiếu cụ thể mà công ty sở hữu.

Tổng giá trị giao dịch của VPS trong năm 2018 đạt hơn 28.865 tỷ đồng thì tập trung hết vào giao dịch trái phiếu. VPS gần như không giao dịch cổ phiếu.

Còn đối với các tài sản tài chính, báo cáo cho thấy trong năm 2018 VPS bán tổng cộng 411,1 triệu trái phiếu chưa niêm yết với tổng giá trị hơn 89.770 tỷ đồng, ghi lỗ hơn 50 tỷ đồng.

screen-shot-2022-10-31-at-165007-1667301205.png

Năm 2019 Chứng khoán VPS đạt tổng giá trị giao dịch 33.800 tỷ đồng, trong đó riêng giao dịch trái phiếu đã là 33.667 tỷ đồng.

Tổng giá trị tài sản FVTPL hơn 2.900 tỷ đồng, trong đó giá trị trái phiếu hơn 1.200 tỷ đồng và chứng chỉ tiền gửi hơn 1.500 tỷ đồng. Số liệu ghi nhận trong năm 2019 VPS đã bán ra tổng cộng hơn 1,1 triệu trái phiếu chưa niêm yết với tổng giá trị bán gần 159.300 tỷ đồng, ghi lỗ xấp xỉ 300 tỷ đồng. Tổng lỗ bán các tài sản tài chính trong năm là hơn 243 tỷ đồng.

screen-shot-2022-10-31-at-172246-1667301226.png

Năm 2020 giá trị giao dịch của công ty chứng khoán tiếp tục tăng thành 72.900 tỷ đồng, trong đó vẫn tập trung chủ yếu vào giao dịch trái phiếu với 72.767 tỷ đồng.

Đến hết năm 2020 VPS đã giảm tổng giá trị trái phiếu trong tài sản FVTPL xuống dưới 410 tỷ đồng từ mức hơn 1.200 tỷ đồng đầu năm. Tổng lượng trái phiếu chưa niêm yết bán ra trong năm hơn 900,88 triệu đơn vị với tổng giá trị bn hơn 134.795 tỷ đồng. Tổng lỗ bán các tài sản tài chính gần 530 tỷ đồng – gấp đôi năm 2019

screen-shot-2022-10-31-at-172956-1667301244.png
 

Bước sang năm 2021 tổng giá trị giao dịch của VPS bất ngờ giảm mạnh vầ gần 11.800 tỷ đồng, vẫn tập trung chính vào các trái phiếu với hơn 11.600 tỷ đồng. Cùng với đó VPS ghi nhận giá trị các loại tài sản tài chính FVTPL còn gần 4.100 tỷ đồng tập trung chính vào giá trị chứng chỉ tiền gửi (4.000 tỷ đồng). Còn giá trị nắm giữ trái phiếu chỉ còn hơn 51 tỷ đồng. Tổng lỗ bán các tài sản tài chính trong năm hơn 1.273 tỷ đồng.

screen-shot-2022-10-31-at-173600-1667301266.png

 

Những thông tin trên BCTC của VPS không ghi nhận được mối liên hệ giữa Chứng khoán VPS và các trái phiếu của nhóm công ty Azura, Yagamata, Hakuba hay Akata. Tuy vậy, ngoài những thông tin về việc VPS từng mang các trái phiếu của nhóm các doanh nghiệp trên đi làm tài sản thế chấp tại ngân hàng, thì vẫn còn đó nhiều thông tin về việc VPS từng mua bán những trái phiếu này.

screenshot-2022-11-01-111638-1667301386.png

Thông tin từ VPS hay các đơn vị phát hành không có tên các trái chủ. Tuy vậy thông tin cho thấy năm 2018 CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát (mã chứng khoán AAA) có ghi nhận khoản đầu tư tài chính gần 361 tỷ đồng – là các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, bao gồm số dư trái phiếu theo hợp đồng mua và bán đã ký giữa VPS (lúc đó là Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng) trong vòng từ 3-8 tháng.

Trong danh sách các trái phiếu mà AAA ký hợp đồng mua, có đầy đủ các tên của Yagamata, Hakuba, Azura và Ataka. Khoản đầu tư này tăng hơn 310 tỷ đồng so với số dư 50 tỷ đồng từ năm 2017 chuyển sang – là khoản đặt mua tổng cộng 500.000 trái phiếu do Ataka phát hành (mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu), ký với VPBS.

Đáng chú ý, thông tin trên Báo cáo tài chính năm 2020 của AAA vẫn tồn tại khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn, trong đó số dư giảm về còn 76 tỷ đồng.

Thông tin gây chú ý nhất trên BCTC này của AAA là giải trình cho khoản đầu tư này – “là khoản trái phiếu phát hành KHÔNG CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO” của Chứng khoán VPS và Chứng khoán Stanley Brothers với mục đích bán lại và thu lợi nhuận trong năm 2021. Trong số các trái phiếu được liệt kê, có 10 tỷ đồng trái phiếu của Azura (do VPS phát hành), dự kiến thời gian mua lại là tháng 3/2021.

Di chuyển đến BCTC năm 2021 của AAA lại thấy tổng giá trị đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn liên quan đến “khoản phải thu từ giao dịch mua bán lại trái phiếu” là 425 tỷ đồng, tăng 350 tỷ đồng so với số liệu cuối năm 2020. Các khoản này được thuyết minh là “các khoản phải thu từ các giao dịch mua bán lại trái phiếu với VPS – theo đó công ty sẽ bán lại các khoản trái phiếu doanh nghiệp cho VPS vào tháng 4/2022 và được hưởng mức lãi quy đổi 7,4%/năm.

Dù “hẹn” vào tháng 4/2022 bán lại, nhưng BCTC 6 tháng đầu năm 2022 đã soát xét của AAA cho thấy tổng giá trị trái phiếu nắm giữ vẫn nguyên 425 tỷ đồng. AAA giải trình khoản này là “các khoản trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất quy đổi 8,2%/năm – các trái phiếu này được cam kết bán cho 1 bên khác vào tháng 1/2023. Mọi thông tin chi tiết hơn như các năm trước đã không còn.

Thay cho lời kết

Những thông tin từ báo cáo tài chính về các khoản đầu tư trái phiếu của AAA chỉ ghi nhận rằng AAA đã mua bán lượng lớn trái phiếu của nhóm 4 công ty Azura, Yagamata, Ataka, Hakuba từ 2017 đến nay. Bên ký giao dịch mua bán là Chứng khoán VPS. Thậm chí có lô chứng khoán của Ataka được AAA ghi chú lại là “KHÔNG CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO”, do “CHỨNG KHOÁN VPS PHÁT HÀNH”.

Cả Azura, Yagamata, Ataka và Hakuba đều không có thông tin giao dịch đảm bảo.

Một điểm khá trùng hợp là kiểm tra thông tin giao dịch đảm bảo của nhóm 4 pháp nhân trên đều không thấy bất kỳ thông tin thế chấp tài sản nào. Những lô trái phiếu tổng giá trị hàng chục nghìn tỷ của nhóm 4 pháp nhân này từ 2017,2018 và 2019 đều không xuất hiện thông tin giao dịch đảm bảo. Đồng thời cũng không công bố rõ tổ chức tư vấn phát hành, đại lý đăng ký và trái chủ.

Những lô trái phiếu chục nghìn tỷ này hiện còn “lưu lạc” trong tay những trái chủ nào? Có lẽ, giới đầu tư cần thêm thời gian để tìm hiểu thêm bởi trong thời gian gần đây, khi tìm hiểu thông tin về các trái phiếu trên thị trường tài chính, đã có trường hợp dù chúng tôi đã lưu trữ thông tin giao dịch đảm bảo nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thì thông tin này đã không còn nữa.  

 

Link nội dung: https://biztoday.vn/tim-hieu-vai-tro-cua-chung-khoan-vps-o-nhung-lo-trai-phieu-50-nghin-ty-cua-azura-yagamata-ataka-va-hakuba-405609.html