* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu VTP
Chúng tôi điều chỉnh giảm 46% giá mục tiêu xuống 33.900 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị khả quan cho Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP - UPCoM) do giá cổ phiếu đã giảm 48% trong 3 tháng qua.
Trái với nhận định của VCSC, với diễn biến xả bán của nhà đầu tư nước ngoài từ đầu tháng 12 đến nay, cổ phiếu VTP liên tục rớt giá và hiện đang giao dịch ở vùng đáy lịch sử. Trong tuần vừa qua, cổ phiếu VTP đã đón nhận 4 phiên giảm và duy nhất 1 phiên hồi phục tăng vào cuối tuần ngày 23/12 Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VTP giảm 3.300 đồng (-10,86%) từ mức giá 30.400 đồng/CP xuống 27.100 đồng/CP.
* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu DCM, giá mục tiêu 32.400 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu DCM với mức định giá 32.400 đồng/cổ phần với các luận điểm sau: (1) Lợi nhuận duy trì ở mức cao (2) nguồn lực tài chính mạnh, công ty đã trả hết nợ vay (3) Nhà máy NPK đã hoàn thành và đưa sản phẩm ra thị trường.
Mặc dù Đạm Cà Mau ước đạt tổng doanh thu năm 2022 hơn 15.000 tỷ đồng, con số cao nhất kể từ khi Công ty hoạt động, nhưng diễn biến cổ phiếu DCM không nằm ngoài xu hướng rung lắc và điều chỉnh. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên giảm, 1 phiên đứng giá và 1 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DCM giảm 1.100 đồng (-3,81%) từ mức giá 28.900 đồng/CP xuống 27.800 đồng/CP.
* SSI khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu TPB, MBS khuyến nghị nắm giữ VCB và mua TCB
SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong và đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 22.800 đồng/cổ phiếu, bằng cách áp dụng P/B mục tiêu sau khi đã điều chỉnh giảm từ 1,8x xuống 1,x để phản ánh mối quan ngại của chúng tôi với rủi ro tiềm tàng từ trái phiếu doanh nghiệp tại TPB.
Trong khi đó, tại mức giá hiện tại 79.200 đồng/ cổ phiếu, MBS khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VCB, với giá mục tiêu sau 12 tháng là 87.000 đồng/CP theo phương pháp kết hợp R/I và P/B.
Đồng thời, MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TCB với mức giá mục tiêu 42.500 đồng/CP (+44.1% upside).
Ngoại trừ phiên khởi sắc ngày 22/12 đã tiếp sức giúp thị trường có phiên tăng điểm duy nhất trong tuần qua, các cổ phiếu ngân hàng hầu hết đều đồng pha với thị trường trong trạng thái điều chỉnh ở các phiên còn lại trong tuần.
Trong đó, cổ phiếu TPB đã đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên hồi phục duy nhất vào ngày 22/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TPB giảm 1.000 đồng (-4,35%) từ mức giá 23.000 đồng/CP xuống 22.000 đồng/CP.
Tương tự, cũng với 4 phiên giảm và 1 phiên hồi phục tăng nhẹ vào ngày 22/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VCB giảm 600 đồng (-0,75%) từ mức giá 79.700 đồng/CP xuống 79.100 đồng/CP.
Mặc dù có chút cân bằng hơn nhưng thành viên khác của nhà bank là TCB cũng không thoát khỏi xu hướng giảm trong tuần qua. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên giảm, 2 phiên đứng giá và 1 phiên tăng nhẹ vào đầu tuần ngày 19/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TCB giảm 1.550 đồng (-5,32%) từ mức giá 29.250 đồng/CP xuống 27.600 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu MSN, giá mục tiêu 116.000 đồng/CP
BVSC đưa ra giá mục tiêu 116.000 đồng/cp và khuyến nghị OUTPERFORM đối với MSN, trong đó chúng tôi có tăng chiết khấu định giá SoTP từ 5% lên 15% để phản ánh độ nhạy của những cổ phiếu tăng trưởng (P/E cao) với môi trường lãi suất tăng và những khó khăn/rủi ro kinh doanh trong 6 – 12 tháng tới.
Mặc dù khá rung lắc với những phiên giao dịch tăng giảm xen kẽ, nhưng tổng chung lại, cổ phiếu MSN đã ngược dòng thành công trong tuần giảm khá mạnh của thị trường. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSN tăng 1.500 đồng (+1,6%) từ mức giá 93.500 đồng/CP lên 95.000 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà BVSC đưa ra là 116.000 đồng/CP, thị giá hiện tại của MSN còn thấp hơn 18,1%.
* VCBS khuyến nghị mua cổ phiếu BSR, giá mục tiêu 18.245 đồng/CP
Sử dụng phương pháp định giá dòng tiền DCF, VCBS đưa ra khuyến nghị “mua” cho cổ phiếu BSR với giá mục tiêu kỳ hạn 1 năm là 18.245 đồng/CP (+31% so với giá đóng cửa ngày 20/12/2022).
Mặc dù đã có những nhịp hồi phục về cuối tuần nhưng không đủ để giúp BSR lấy lại thăng bằng sau nửa đầu tuần giao dịch không mấy khả quan bởi thông tin kết quả kinh doanh quý IV/2022 ước lỗ khoảng 723 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi tới 2.675 tỷ đồng. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng vào cuối tuần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BSR giảm 1.000 đồng (-6,76%) từ mức giá 14.800 đồng/CP xuống 13.800 đồng/CP.
* MBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu FRT với giá mục tiêu 82.100 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với FRT với giá mục tiêu là 82.100 đồng (tăng 10,3% so với mức tham chiếu ngày 19/12/2022) bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF), phản ánh đà tăng trưởng dần chậm lại của FPT Shop, cũng như đà tăng trưởng mạnh mẽ và khả năng sinh lời dần được cải thiện của chuỗi nhà thuốc Long Châu. Ngoài ra, nhờ mở rộng quy mô và chú trọng cơ cấu sản phẩm, biên lợi nhuận gộp của FRT đang trong xu hướng được cải thiện.
Cổ phiếu FRT đã có tuần giao dịch không mấy khả quan khi liên tiếp mất điểm. Cụ thể, với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu vào giữa tuần ngày 21/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FRT giảm 3.700 đồng (-4,95%) từ mức giá 74.700 đồng/CP xuống 71.000 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị khả quan, SSI khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu DRC
VCSC điều chỉnh giảm 30% giá mục tiêu còn 23.500 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị khả quan cho CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) do giá cổ phiếu của DRC đã giảm 32% trong 3 tháng qua.
Trong khi đó, với kết quả kinh doanh năm 2023 thấp hơn và với P/E mục tiêu điều chỉnh giảm từ 12x xuống 11x (so với trung bình 3 năm là 12,9x và trung bình 5 năm là 15,5x), SSI điều chỉnh giảm giá mục tiêu xuống 23.300 đồng/cổ phiếu và hạ khuyến nghị đối với DRC xuống trung lập.
Thông tin mới nhất liên quan đến Cao su Đà Nẵng là ngày 12/1/2023 tới đây, Công ty sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Trong khi đó, diễn biến cổ phiếu DRC cũng không nằm ngoài xu hướng giảm chung của thị trường. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên giảm, phiên đứng giá và 1 phiên tăng nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DRC giảm 700 đồng (-3,26%) từ mức giá 21.500 đồng/CP xuống 20.800 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu VCS tại ngưỡng 70.500 đồng/CP
Đường giá cổ phiếu nằm trên ngưỡng MA20 và MA50 với đường MA20 cắt lên MA50, cho thấy tín hiệu tích cực. Chỉ báo MACD và RSI đều ủng hộ xu hướng tăng.
Khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 58.0 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng đỉnh cũ 70.5. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 53.3.
Bất chấp thị giá đã tăng gần 50% từ đấy, Công ty vẫn muốn mua lại 4,8 triệu cổ phiếu quỹ, đã tiếp sức cho cuộc chạy đường dài của VCS trong tuần qua khi tiếp tục ngược dòng thị trường thành công. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm duy nhất vào giữa tuần ngày 21/12 và 4 phiên tăng, trong đó phiên đầu tuần ngày 19/12 tăng kịch trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VCS tăng 4.100 đồng (+7,81%) từ mức giá 52.500 đồng/CP lên 56.600 đồng/CP.
* KBSV khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu BMP
Chúng tôi dự báo BMP sẽ duy trì chính sách cổ tức tiền mặt cao trong khoảng 5,000 – 7,000 VND/cp giai đoạn 2022-2026, tương ứng lợi suất cổ tức ở mức 9-12%.
Khuyến nghị Nắm giữ, giá mục tiêu 67,300 VND/cp, tiềm năng tăng giá 12.2% so với giá đóng cửa ngày 19/12/2022.
Mặc dù không bứt phá tăng vọt nhưng BMP cũng là một trong số ít mã ngược dòng thành công trong bối cảnh thị trường chung mất điểm. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên giảm duy nhất ngày 20/12 và 4 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP tăng 1.600 đồng (+2,71%) từ mức giá 59.000 đồng/CP lên 60.600 đồng/CP.
* BIDV khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu IJC tại mức 18.000 đồng/CP
Đường giá cổ phiếu nằm trên ngưỡng MA20 và MA50 với đường MA20 cắt lên MA50, cho thấy tín hiệu tích cực. Chỉ báo MACD và RSI đều ủng hộ xu hướng tăng.
Khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 14.2 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng đỉnh cũ 18.0. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 13.0.
Trái với nhận định của BSC, sau tuần hồi phục mạnh mẽ vào giữa tháng 12, cổ phiếu IJC đã trở lại trạng thái tiêu cực trong tuần qua khi đón nhận tới 4 phiên giảm, trong đó phiên 20/12 giảm sàn và chỉ 1 phiên tăng duy nhất ngày 22/12. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu IJC giảm 1.300000 đồng (-9,51%) từ mức giá 14.200 đồng/CP xuống 12.850 đồng/CP.
* KIS khuyến nghị mua cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 45.300 đồng/CP
Chúng tôi sẽ đánh giá lại các khoản lợi nhuận và doanh số hợp đồng trong 2022F-23F để phản ảnh đúng bối cảnh thu nhập của NLG. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 45.300 đồng/CP.
Không được như kỳ vọng của KIS, sau đợt hồi phục mạnh từ đáy, cổ phiếu NLG trong tuần vừa qua vẫn biến động nhẹ quanh vùng giá 30.000 đồng/CP. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm, 2 phiên đứng giá và 1 phiên tăng nhẹ ngày đầu tuần 19/12, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG giảm nhẹ 500 đồng (-1,64%) từ mức giá 30.500 đồng/CP xuống 30.000 đồng/CP.
* SSI khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu VGC
VGC hiện giao dịch với P/E năm 2022 và 2023 lần lượt là 11,1x và 15,3x. Chúng tôi đưa ra giá mục tiêu là 45.500 đồng/cổ phiếu (tương đương với tiềm năng tăng giá là 6%), và khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu VGC.
Cổ phiếu VGC đã tuần giao dịch tiêu cực khi đón nhận 4 phiên giảm khá mạnh và chỉ hồi phục tăng duy nhất ở phiên cuối tuần ngày 23/12. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VGC giảm 5.900 đồng (-13,92%) từ mức giá 42.400 đồng/CP xuống 36.500 đồng/CP.
Link nội dung: https://biztoday.vn/dien-bien-co-phieu-can-quan-tam-tuan-qua-436016.html