Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 30/1 tăng 300.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm 400.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,40 – 67,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ giảm nhẹ 2,6 USD xuống 1.927,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng rơi nhẹ về 1.925 USD và giằng co nhẹ cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,84 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 30/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.611 đồng/USD, tăng 3 đồng so với cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.280 – 23.620 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 23.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã đảo chiều giảm và lùi về sát 23.100 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,18 USD (-0,23%), xuống 79,50 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,12 USD (-0,14%), xuống 86,54 USD/thùng.
VN-Index điều chỉnh
Sau 8 phiên tăng liên tiếp, chỉ số VN-Index đã quay đầu điều chỉnh, kết phiên rơi xuống mức thấp nhất ngày, về sát ngưỡng 1.100 điểm khi để mất gần 15 điểm với gánh nặng chính đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, điểm tích cực chính là thanh khoản thị trường tăng vọt, lên mức cao nhất trong khoảng 1 tháng qua.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 40,38 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 789,03 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 30/1: VN-Index giảm 14,53 điểm (-1,3%) xuống 1.102,57 điểm; HNX-Index tăng 0,02 điểm (+0,01%), lên 220,78 điểm; UPCoM-Index tăng 0,41 điểm (+0,55%), lên 75,4 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng điểm vào ngày thứ Sáu (27/01) và khép lại một tuần giao dịch đầy tích cực.
Mùa báo cáo lợi nhuận tiếp tục diễn ra, với triển vọng mạnh mẽ thúc đẩy cổ phiếu American Express vọt 10,5%. Một số cổ phiếu công ty sản xuất con chip cũng tăng ngay cả khi cổ phiếu Intel sụt hơn 6% do báo cáo lợi nhuận ảm đạm không đạt kỳ vọng.
Cổ phiếu Tesla tăng 11%, và leo dốc hơn 33% trong tuần sau khi báo cáo doanh thu cao kỷ lục. Đây là tuần có kết quả tốt nhất của cổ phiếu công ty sản xuất xe điện này kể từ tháng 5/2013.
Trong tuần, Nasdaq Composite tăng 4,32% trong tuần này, S&P 500 và Dow Jones lần lượt tăng 2,47% và 1,81%.
Kết thúc phiên 27/1, chỉ số Dow Jones tăng 28,67 điểm (+0,08%), lên 33.978,08 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 10,13 điểm (+0,25%), lên 4.070,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 109,30 điểm (+0,95%), lên 11.621,71 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong hơn một tháng, theo chân đà tăng của Phố Wall trong phiên trước, mặc dù đà đi lên bị hạn chế do thận trọng trước cuộc họp của Fed và báo cáo thu nhập doanh nghiệp trong nước.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,19% lên 27.433,40 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 16/12/2022. Chỉ số Topix giảm nhẹ 0,01% xuống 1.982,40 điểm.
Shigetoshi Kamada, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu của Tachibana Securities, cho biết: “Tuần này có rất nhiều sự kiện ảnh hưởng đến thị trường. Tôi không chắc liệu đà lạc quan này có tiếp tục hay không. Các nhà đầu tư đang thận trọng và có thể bán cổ phiếu để chốt lãi trước cuộc họp của Fed, dữ liệu việc làm của Mỹ, cũng như kết quả kinh doanh của các công ty trong nước”.
Các nhà đầu tư cũng đang phản ứng với triển vọng doanh nghiệp của Nhật Bản, khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh đạt đến đỉnh điểm trong tuần này.
Phiên này, Fanuc đã tăng 3,58% sau khi nhà sản xuất robot này nâng triển vọng lợi nhuận hoạt động trong năm và thông báo chia cổ phiếu 5:1.
Cổ phiếu Shin-Etsu Chemical, tăng 5,08%, ghi nhận phiên tăng thứ tư liên tiếp cũng nhờ nâng triển vọng lợi nhuận hoạt động hàng năm.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi chi tiêu của người tiêu dùng mạnh mẽ và sự phục hồi trong du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đã thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,14% lên 3.269,32 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,47% lên 4.201,34 điểm.
Nomura cho biết: “Nhờ quá trình chuyển đổi nhanh chóng sang miễn dịch cộng đồng và giải phóng nhu cầu bị dồn nén, mức tiêu thụ dịch vụ trực tiếp đã phục hồi đáng kể trong kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần”.
Phiên này, cổ phiếu năng lượng mới tăng 1,9%, ô tô tăng 3,1% và hàng tiêu dùng tùy ý tăng 1,2%.
Dữ liệu chính thức cho thấy các chuyến đi nghỉ Tết Nguyên đán bên trong Trung Quốc đã tăng 74% so với năm ngoái, sau khi các nhà chức trách dỡ bỏ các hạn chế đi lại do COVID, trong khi gần một phần tư các chuyến du lịch nội địa Trung Quốc đã được thực hiện trong những ngày lễ.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã mở rộng hoạt động mua cổ phiếu Trung Quốc sang phiên thứ 14 liên tiếp, với giá trị mua ròng 18,6 tỷ nhân dân tệ (2,76 tỷ USD) thông qua chương trình Stock Connect.
Chứng khoán Hồng Kông lao dốc do ảnh hưởng mạnh bởi nhóm cổ phiếu công nghệ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,73% xuống 22.069,73 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 3,57% xuống 7.496,07 điểm.
Các gã khổng lồ công nghệ được niêm yết tại Hồng Kông đã giảm 4,8%, với các cổ phiếu lớn là Alibaba và Tencent đều giảm khoảng 7%.
Các nhà phân tích của China International Capital Corp cho biết, chứng khoán Hồng Kông có thể trải qua những biến động chốt lời trong quá trình phục hồi, nhưng vẫn có xu hướng tăng nhờ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc và cải thiện thanh khoản ở nước ngoài.
Chứng khoán Hàn Quốc đã giảm khi các nhà đầu tư tổ chức chốt lời trước tuần có nhiều sự kiện và dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 33,55 điểm, tương đương 1,35% xuống 2.450,47 điểm.
Các nhà đầu tư tổ chức đã bán số cổ phiếu trị giá 412,0 tỷ won (335,75 triệu USD), trong khi người nước ngoài mua ròng 17,2 tỷ won và ghi nhận phiên mua thứ 18 trong số 19 phiên trong tháng này.
Phiên này, cổ phiếu gã khổng lồ chip Samsung Electronics đã giảm 2,01%, một ngày trước cuộc gọi hội nghị về kết quả quý IV.
Kết thúc phiên 30/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 50,84 điểm (+0,19%), lên 27.433,40 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 4,50 điểm (+0,14%), lên 3.269,32 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 619,17 điểm (-2,73%), xuống 22.069,73 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 33,55 điểm (-1,35%), xuống 2.450,57 điểm.
Link nội dung: https://biztoday.vn/thi-truong-tai-chinh-24h-co-hoi-dau-tu-co-the-xuat-hien-ngay-trong-quy-dau-nam-457316.html