Quý IV/2022, Chứng khoán SBS lỗ 75,49 tỷ đồng do tự doanh và môi giới chứng khoán

Công ty cổ phần Chứng khoán SBS (mã SBS - sàn UPCoM) ghi nhận doanh thu giảm 53,9% và lỗ 75,49 tỷ đồng trong quý IV/2022, xóa bỏ toàn bộ lợi nhuận kiếm được trong 9 tháng đầu năm.

Lỗ kỷ lục 75,49 tỷ đồng trong quý IV/2022

Trong quý IV/2022, Chứng khoán SBS ghi nhận tổng doanh thu đạt 31,46 tỷ đồng, giảm 53,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 75,49 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 4,41 tỷ đồng, tức giảm 79,9 tỷ đồng.

Trong kỳ, tổng chi phí tăng 182% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 44,28 tỷ đồng lên 68,61 tỷ đồng; tổng chi phí tài chính giảm nhẹ 5,1%, tương ứng giảm 0,4 tỷ đồng về 7,5 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 0,92 tỷ đồng lên 31,85 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, Công ty ghi nhận lỗ 75,49 tỷ đồng trong quý IV/2022 chủ yếu do doanh thu giảm và tổng chi phí tăng cao.

Theo thuyết minh cơ cấu doanh thu, doanh thu giảm chủ yếu do doanh thu hoạt động môi giới giảm 61,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 23,78 tỷ đồng về 14,99 tỷ đồng; doanh thu hoạt động khác giảm 43,5%, tương ứng giảm 11,79 tỷ đồng về 15,29 tỷ đồng; lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm 55,3%, tương ứng giảm 0,78 tỷ đồng về 0,63 tỷ đồng …

Thêm nữa, chi phí tăng chủ yếu do lỗ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng 74,2 lần so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 57,14 tỷ đồng lên 57,91 tỷ đồng (cùng kỳ ghi nhận 0,77 tỷ đồng). Ngược lại, chi phí biến động giảm chủ yếu chi phí nghiệp vụ môi giới giảm 66,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 13,4 tỷ đồng về 6,76 tỷ đồng.

Như vậy, Công ty ghi nhận lỗ chủ yếu do doanh thu hoạt động môi giới sụt giảm mạnh, đồng thời ghi nhận lỗ kỷ lục các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL).

chung-khoan-sbs-tang-trich-lap-du-phong-trong-quy-4-1675478473.jpgChứng khoán SBS tăng trích lập dự phòng trong quý IV/2022. (Nguồn: BCTC).

Công ty cho biết thêm, chi phí hoạt động tăng cao chủ yếu do chi phí dự phòng là 51,2 tỷ đồng so với cùng kỳ chỉ trích lập 51,1 triệu đồng.

Lỗ lũy kế 1.372,2 tỷ đồng, bằng 93,6% vốn điều lệ

Lũy kế trong năm 2022, Chứng khoán SBS ghi nhận tổng doanh thu đạt 137,52 tỷ đồng, giảm 37,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 70,63 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 9,27 tỷ đồng, tức giảm 79,9 tỷ đồng.

Được biết, từ năm 2013 tới nay, chưa năm nào Công ty lỗ quá 70,63 tỷ đồng. Trong đó, năm 2016 ghi nhận lỗ lớn nhất với giá trị lỗ 9,49 tỷ đồng.

Với việc ghi nhận trong năm 2022, tính tới 31/12/2022, tổng lợi nhuận lũy kế chưa phân phối ghi nhận âm 1.372,2 tỷ đồng (đầu năm âm 1.301,4 tỷ đồng) và bằng 93,6% vốn điều lệ. Như vậy, lỗ lũy kế sắp vượt vốn điều lệ.

Trong năm 2022, Chứng khoán SBS đặt kế hoạch doanh thu từ 250 đến 350 tỷ đồng và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh từ 50 đến 100 tỷ đồng. Như vậy, với việc ghi nhận lỗ trong năm 2022, Công ty đã không hoàn thành kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông giao cho Ban điều hành.

Bên cạnh ghi nhận lỗ trong năm 2022, dòng tiền kinh doanh chính của Chứng khoán SBS còn ghi nhận âm 226,4 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 3,8 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận âm 82,82 triệu đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương 199,5 tỷ đồng, chủ yếu phát hành thêm cổ phiếu.

Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Chứng khoán SBS giảm 15,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 112,6 tỷ đồng, về 633,2 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản cho vay ghi nhận 364,2 tỷ đồng, chiếm 57,5% tổng tài sản; các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) ghi nhận 217,7 tỷ đồng, chiếm 34,4% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Trong năm, tài sản biến động mạnh chủ yếu các khoản cho vay giảm 40,5% so với đầu năm, tương ứng giảm 247,7 tỷ đồng về 364,2 tỷ đồng; các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng 38,44 lần so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 212,18 tỷ đồng, lên 217,7 tỷ đồng…

Như vậy, trong năm Công ty tăng đầu tư tự doanh chứng khoán, đồng thời giảm dư nợ cho vay margin.

chung-khoan-sbs-tang-dau-tu-co-phieu-va-giam-cho-vay-margin-1675478556.jpgChứng khoán SBS tăng đầu tư cổ phiếu và giảm cho vay margin trong năm 2022 (Nguồn: BCTC).

Công ty có thuyết minh danh mục tự doanh chủ yếu 217,74 tỷ đồng là đầu tư cổ phiếu so với đầu năm chỉ là 5,72 tỷ đồng. Thêm nữa, danh mục cho vay chủ yếu là 330,3 tỷ đồng cho các nhà đầu tư vay (hay gọi là margin).

Nhà đầu tư mới “quay xe” với kế hoạch tăng vốn

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra đầu năm 2022, SBS thông qua việc chào bán 150 triệu cổ phiếu để huy động 1.500 tỷ đồng. Công ty dự kiến dùng 700 tỷ đồng cho hoạt động tự doanh chứng khoán; 500 tỷ đồng cho hoạt động môi giới chứng khoán, tư vấn và bảo lãnh phát hành; 300 tỷ đồng cho hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán.

Trong danh sách 10 nhà đầu tư cá nhân dự kiến tham gia đợt chào bán, có 4 nhà đầu tư mua vượt 5% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn; 6 nhà đầu tư khác sẽ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ. Như vậy, nếu phát hành thành công, tỷ lệ sở hữu của 10 nhà đầu tư này sẽ tăng từ 0,16% vốn điều lệ lên 54,29% vốn điều lệ và sẽ chi phối SBS.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, ông Phan Quốc Huỳnh, Chủ tịch HĐQT SBS nói, 10 năm tái cơ cấu, Công ty sắp bước sang trang mới, đổi tên, chuyển trụ sở sang địa điểm mới khang trang hơn. Đồng thời năm nay, Công ty thực hiện tăng vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường, tăng quy mô margin, tham gia các hoạt động mới trên thị trường chứng khoán.

Lãnh đạo SBS cho biết thêm, sẽ có cổ đông lớn nắm quyền chi phối mới tham gia thay cho Sacombank. Do yêu cầu bảo mật trong biên bản ghi nhớ giữa hai bên, nên Công ty chưa thể tiết lộ tên cổ đông mới, có thể trong vòng 3 tháng nữa có thể công bố thông tin về cổ đông này.

Tuy nhiên, kết thúc đợt chào bán 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tháng 8/2022), chỉ có 4/10 nhà đầu tư tham gia mua tổng cộng 19.947.000 cổ phiếu, chiếm 13,3% tổng lượng chào bán, mỗi người đều sở hữu dưới 5% vốn điều lệ. Sau thời gian hạn chế chuyển nhượng 1 năm, nhóm cổ đông này có thể bán cổ phiếu mà không cần thông báo.

Hàng loạt nhà đầu tư lớn trong danh sách dự kiến đều đã “quay xe”, không tham gia đợt phát hành riêng lẻ như lời giới thiệu của ông Phan Quốc Huỳnh. Thêm nữa, nếu bà La Mỹ Phượng không có giao dịch cổ phiếu SBS từ đầu năm, áp lực pha loãng đợt phát hành riêng lẻ sẽ giảm sở hữu từ 7,2% về còn 6,22% vốn điều lệ. Như vậy, tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi bên ngoài của nhà đầu tư nhỏ (sở hữu dưới 5%) đã lên tới 93,78% vốn điều lệ.

Có thể thấy, thay vì kỳ vọng làn gió mới từ nhóm cổ đông bên ngoài thay thế nhóm cổ đông Sacombank đã thoái năm 2021, SBS đã gây thất vọng cho nhà đầu tư khi cổ phiếu lao dốc, cổ đông mới “quay xe” với kế hoạch tăng vốn.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/2, cổ phiếu SBS giảm 100 đồng về 5.

Link nội dung: https://biztoday.vn/quy-iv2022-chung-khoan-sbs-lo-7549-ty-dong-do-tu-doanh-va-moi-gioi-chung-khoan-459423.html