Kinh doanh thua lỗ, Vietnam Airlines muốn bán vốn tại công ty nhiên liệu hàng không Skypec

Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (Vietnam Airlines; HoSE: HVN) vừa thông báo mời các đơn vị tư vấn lập và triển khai phương án chuyển nhượng vốn của hãng tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec).

Các đơn vị được mời hoạt động trong lĩnh vực tư vấn lập và triển khai phương án chuyển nhượng vốn của hãng tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec). Theo đó, thời hạn muộn nhất để các đơn vị gửi hồ sơ tham gia chào giá cung cấp gói dịch vụ trên là ngày 8/2.

Skypec tiền thân là Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 1993 với số vốn điều lệ 400 tỉ đồng và tăng lên 800 tỷ đồng trong năm 2020. Công ty này sở hữu hệ thống kho cảng đầu nguồn tại các cảng biển lớn và kho sân bay tại 18 sân bay dân dụng trên toàn quốc, với sức chứa hơn 220,000 m3.

 Skypec đã và đang cung cấp nhiên liệu cho tất cả hãng hàng không trong nước và hơn 100 hãng hàng không nước ngoài tại 18 sân bay dân dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam và 4 sân bay quốc tế lớn của Hàn Quốc như Korean Air, All Nippon Airways, Qatar Airways, Cathay Pacific, China Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways,…

Năm 2019 là năm đỉnh lợi nhuận, khi Skypec ghi nhận doanh thu 29.2 ngàn tỷ đồng, chiếm 30% tổng doanh thu của Vietnam Airlines, và lợi nhuận trước thuế 653 tỷ đồng. Tuy nhiên, COVID-19 ập đến sau đó và kéo giảm kết quả kinh doanh của hãng cung cấp nhiên liệu hàng không này. Trong năm 2021, Skypec ghi nhận doanh thu  9.8 ngàn tỷ đồng và lãi trước thuế 101 tỷ đồng.

Trước đó ít hôm Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM mới đây đã có công văn lưu ý về nguy cơ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines do tình trạng thua lỗ trong ba năm liên tiếp.

2022 là năm thứ 3 liên tiếp Vietnam Airlines kinh doanh thua lỗ, giá trị lũy kế lỗ đến hết năm 2022 là 34.199 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines âm 10.199 tỷ đồng. Nợ phải trả là 70.777 tỷ đồng. Gánh nặng tài chính đang đè nặng lên hãng hàng không quốc gia Việt Nam cùng áp lực thanh khoản lớn khi tiền mặt chỉ có 3.400 tỷ đồng và tài sản ngắn hạn chỉ còn 12.300 tỷ đồng.

Theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 120 tại nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ, cổ phiếu của một công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết trong trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh bị lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 06/02/2023, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đang ở mức 12.150 nghìn đồng/cổ phiếu, giảm 250 đồng so với phiên giao dịch liền kề, đây là phiên thứ tư liên tiếp cổ phiếu HVN giảm điểm.

Các đơn vị được mời hoạt động trong lĩnh vực tư vấn lập và triển khai phương án chuyển nhượng vốn của hãng tại Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec). Theo đó, thời hạn muộn nhất để các đơn vị gửi hồ sơ tham gia chào giá cung cấp gói dịch vụ trên là ngày 8/2.

Skypec tiền thân là Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động năm 1993 với số vốn điều lệ 400 tỉ đồng và tăng lên 800 tỷ đồng trong năm 2020. Công ty này sở hữu hệ thống kho cảng đầu nguồn tại các cảng biển lớn và kho sân bay tại 18 sân bay dân dụng trên toàn quốc, với sức chứa hơn 220,000 m3.

 Skypec đã và đang cung cấp nhiên liệu cho tất cả hãng hàng không trong nước và hơn 100 hãng hàng không nước ngoài tại 18 sân bay dân dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam và 4 sân bay quốc tế lớn của Hàn Quốc như Korean Air, All Nippon Airways, Qatar Airways, Cathay Pacific, China Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways,…

Năm 2019 là năm đỉnh lợi nhuận, khi Skypec ghi nhận doanh thu 29.2 ngàn tỷ đồng, chiếm 30% tổng doanh thu của Vietnam Airlines, và lợi nhuận trước thuế 653 tỷ đồng. Tuy nhiên, COVID-19 ập đến sau đó và kéo giảm kết quả kinh doanh của hãng cung cấp nhiên liệu hàng không này. Trong năm 2021, Skypec ghi nhận doanh thu  9.8 ngàn tỷ đồng và lãi trước thuế 101 tỷ đồng.

Trước đó ít hôm Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM mới đây đã có công văn lưu ý về nguy cơ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines do tình trạng thua lỗ trong ba năm liên tiếp.

2022 là năm thứ 3 liên tiếp Vietnam Airlines kinh doanh thua lỗ, giá trị lũy kế lỗ đến hết năm 2022 là 34.199 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines âm 10.199 tỷ đồng. Nợ phải trả là 70.777 tỷ đồng. Gánh nặng tài chính đang đè nặng lên hãng hàng không quốc gia Việt Nam cùng áp lực thanh khoản lớn khi tiền mặt chỉ có 3.400 tỷ đồng và tài sản ngắn hạn chỉ còn 12.300 tỷ đồng.

Theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 120 tại nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ, cổ phiếu của một công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết trong trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh bị lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 06/02/2023, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đang ở mức 12.150 nghìn đồng/cổ phiếu, giảm 250 đồng so với phiên giao dịch liền kề, đây là phiên thứ tư liên tiếp cổ phiếu HVN giảm điểm.

Link nội dung: https://biztoday.vn/kinh-doanh-thua-lo-vietnam-airlines-muon-ban-von-tai-cong-ty-nhien-lieu-hang-khong-skypec-461121.html