Hàng loạt doanh nghiệp xin "giãn nợ" trái phiếu, kỳ vọng vào "phép màu" Nghị định 65 sửa đổi

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt doanh nghiệp xin chậm thanh toán trái phiếu đến hạn. Tình trạng này dự báo sẽ tiếp tục gia tăng thời gian, bởi năm 2023 - 2024 là thời kỳ "đỉnh nợ" của thị trường trái phiếu.

Hàng loạt doanh nghiệp xin giãn nợ thanh toán trái phiếu

Mới nhất, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (Vina2; HNX: VC2) vừa công bố nghị quyết về kế hoạch thanh toán gốc, lãi của trái phiếu VC2H2122001 thêm một năm. 

Cụ thể, lô trái phiếu VC2H2122001 là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu và khối lượng phát hành là 1.500 trái phiếu, tương ứng với tổng giá trị phát hành 150 tỷ đồng. 

Trái phiếu được phát hành ngày 27/10/2021, có kỳ hạn một năm, tức đáo hạn ngày 27/10/2022 và lãi suất 11,5% năm, kỳ trả lãi mỗi 6 tháng. 

Hiện tại, số lượng còn lưu hành là 1.187 trái phiếu, tương ứng nợ gốc gần 119 tỷ đồng. Vina2 có nghĩa vụ phải trả toàn bộ số nợ gốc (118,7 tỷ đồng) và toàn bộ lãi còn lại phát sinh cho trái chủ (lãi phát sinh là lãi quá hạn được tính bằng 150% lãi suất công bố, tức 17,25%).

Hàng loạt doanh nghiệp xin "giãn nợ" trái phiếu, kỳ vọng vào "phép màu" Nghị định 65 sửa đổi - Ảnh 1.

Áp lực trả nợ trái phiếu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Ảnh: IT

Trước Vina2, Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) cũng đã xin lùi thời gian trả nợ trái phiếu hơn 181 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu mã 30122017-01, phát hành ngày 30/12/2017 và đáo hạn vào ngày 30/12/2022 (kỳ hạn 5 năm). 

Lô gồm 134 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng, tổng huy động 134 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm, kỳ hạn thanh toán lãi 6 tháng/lần.

Theo văn bản công bố, DLG còn phải thanh toán tiền gốc hơn 117 tỷ đồng, lãi hơn 64 tỷ đồng, tổng cộng hơn 181 tỷ đồng. 

Nguyên nhân chậm thanh toán, DLG cho biết do ảnh hưởng bởi thiên tai dịch bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đồng thời lãi suất tăng cao, tín dụng siết chặt… dẫn đến dòng tiền còn hạn chế, chưa đáp ứng 

Hàng loạt doanh nghiệp xin "giãn nợ" trái phiếu, kỳ vọng vào "phép màu" Nghị định 65 sửa đổi - Ảnh 2.

Nguồn: SSI Research

Hàng loạt doanh nghiệp xin "giãn nợ" trái phiếu, kỳ vọng vào "phép màu" Nghị định 65 sửa đổi - Ảnh 3.

Nguồn SSI Research

Hồi cuối năm 2022, Angimex cũng tuyên bố mất khả năng thanh toán khi đến kỳ trả lãi (3 tháng/lần) đối với hai lô trái phiếu

AGM cho biết sau sự kiện ông Đỗ Thành Nhân bị khởi tố từ tháng 4/2022, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn. Đối với trái phiếu mã AGMH2123001, công ty dự kiến xử lý một số tài sản bảo đảm của trái phiếu để lấy tiền trả lãi và gốc với tổng số tiền gần 379 tỷ đồng.

"Theo ước tính, đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ có điểm rơi vào năm 2023 và 2024, tương đương 157,97 và 341,27 nghìn tỷ đồng.

Riêng năm 2023, thị trường có thể chứng kiến thêm nhà phát hành mất khả năng thanh toán, đặc biệt là doanh nghiệp liên tục tăng cường đòn bẩy trong ít nhất 3 năm và có dòng tiền yếu", chuyên gia của FiinGroup dự báo.

Đối với trái phiếu mã AGMH2223001, AGM dự kiến dùng nguồn vốn của công ty; xử lý tài sản bảo đảm của lô trái phiếu; vay trung - dài hạn; thanh lý tài sản không dùng, các kho đang dừng hoạt động... để trả tổng cộng gốc và lãi vay gần 225 tỷ đồng.

Ước tính, AGM sẽ phải tìm kiếm nguồn tiền trả gốc và lãi của hai lô trái phiếu gần 604 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Lâu đài trắng (Vũng Tàu) thì công bố thông tin về chậm thanh toán lô trái phiếu. Cụ thể, lô trái phiếu LDTCH213001 do Công ty phát hành riêng lẻ vào ngày 22/11/2021, đáo hạn ngày 22/05/2023 với khối lượng 240 tỷ đồng. Theo dự kiến, ngày 5/1/2023 công ty sẽ thanh toán mua lại trước hạn nhưng đã lùi xuống ngày 15/1.

Sau đó, công ty tiếp tục xin lùi sang ngày 28/2/2023 với lý do là thị trường không tích cực, chưa thu xếp được nguồn vốn theo kế hoạch.

Kỳ vọng vào "phép màu" Nghị định 65

Theo các chuyên gia kinh tế và bất động sản, nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp không xoay kịp tiền để trả nợ trái phiếu, bên cạnh yếu tố kinh doanh thua lỗ, thiếu hụt dòng tiền, thanh khoản thị trường kém, không tiếp cận được tín dụng... có một phần nguyên nhân đến từ việc huy động trái phiếu gặp khó do việc siết chặt của Nghị định 65 được ban hành cuối năm 2022.

Số liệu mới nhất từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), đến ngày 31/1/2023, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào trong năm 2023.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Nghị định 65 sửa đổi, Bộ Tài chính vừa công bố và dự kiến trình Chính phủ trong thời gian tới có nhiều điểm mới kỳ vọng mang lại tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trả nợ trái phiếu.

Cụ thể, nội dung sửa đổi chính trong dự thảo Nghị định 65 mới nhất là điều khoản về hoãn thanh toán gốc trái phiếu và chuyển đổi thanh toán trái phiếu (gốc và lãi), nhằm giảm bớt rủi ro tái cấp vốn cho trái phiếu. Tổ chức phát hành sẽ được phép gia hạn thanh toán gốc trái phiếu thêm tối đa hai năm hoặc sửa đổi các điều khoản trái phiếu điểm mới được bổ sung, sẽ được sử dụng để hoãn thanh toán lãi trái phiếu khi có 65% trái chủ bỏ phiếu chấp thuận.

Ngoài ra, các trái chủ có quyền nhận được toàn bộ khoản thanh toán nếu họ chọn không thông qua các điều kiện hoãn lại.

"Kỳ vọng áp lực đáo hạn sẽ được giải tỏa nếu dự thảo sửa đổi Nghị định 65 cho phép gia hạn nợ được thông qua", theo đánh giá của FiinGroup.

Trong khi đó, kiến nghị mới nhất gửi Bộ Tài chính trình Chính phủ, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị một số giải pháp xử lý những khó khăn, vướng mắc của thị trường TPDN riêng lẻ.

Thứ nhất, đề nghị các doanh nghiệp BĐS tiếp tục cố gắng tối đa để thực hiện mua lại trái phiếu trước thời hạn (trong 11 tháng năm 2022, các doanh nghiệp đã mua lại 160.653 tỷ đồng), hoặc thỏa thuận hoán đổi trái phiếu lấy nhà ở của dự án với mức chiết khấu lên đến 40-50% giá bán, hoặc đàm phán gia hạn kỳ hạn của trái phiếu, hay chuyển đổi sang cổ phiếu.Thứ hai, đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền xem xét giải pháp có thể sử dụng một phần nguồn vốn đầu tư công đã được Chính phủ phân bổ nhưng các bộ, ngành, địa phương chưa giải ngân (đang gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc NHTM với lãi suất thấp), để Nhà nước mua lại khối lượng TPDN đáo hạn của tháng 12/2022 và 6 tháng đầu năm 2023.

Thứ ba, HoREA đề nghị tiêu chí trái phiếu doanh nghiệp được vốn nhà nước mua lại là "trái phiếu phát hành lần đầu", "trái phiếu có tài sản đảm bảo định giá chuẩn". 

Thứ tư, đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung NĐ65 theo hướng tạm hoãn đến hết năm 2023 chưa áp dụng quy định "nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp". Đồng thời, nhà đầu tư mua trái phiếu là cá nhân phải có văn bản cam kết đã hiểu rõ và tự chịu trách nhiệm về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 NĐ65.

Cuối cùng, đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép gia hạn kỳ hạn của trái phiếu thêm 1 năm để giảm áp lực đáo hạn và tăng niềm tin cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

 

Link nội dung: https://biztoday.vn/hang-loat-doanh-nghiep-xin-gian-no-trai-phieu-ky-vong-vao-phep-mau-nghi-dinh-65-sua-doi-464639.html