Câu chuyện hàng "sản xuất tại Việt Nam" (hay thường được biết đến với cụm từ "Made in Vietnam") là vấn đề được sự quan tâm rất lớn của dư luận trong thời gian vừa qua.
Sau hơn 1 năm kể từ khi đưa ra dự thảo Thông tư về tiêu chí dán mác cho hàng hóa Việt Nam được giới chuyên gia đánh giá "còn chung chung, bộc lộ nhiều bất cập", Bộ Công thương vừa tiếp tục đề xuất Chính phủ cho phép xây dựng dự thảo Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam" và đang lấy ý kiến rộng rãi xoay quanh vấn đề này.
Khí xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
Trên thực tế, hiện nay Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy định về xuất xứ hàng hóa. Trong đó, có việc làm thế nào để một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam.
Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương.
Với hàng hóa sản xuất, bao gồm cả sản xuất từ đầu vào nhập khẩu, và sau đó lưu thông trong nước, hiện chưa có quy định cách xác định như thế nào là "Sản phẩm của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam".
Trao đổi với báo chí, ông Trần Thanh Hải- Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, những quy định hiện hành bên cạnh mặt tích cực là tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh với nguyên tắc tự xác định và tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa cũng đã làm phát sinh một số bất cập.
Thực tiễn cho thấy, hiện nay nhiều doanh nghiệp gặp lúng túng và khó khăn trong xác định nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa lưu thông trong nước phục vụ mục đích ghi nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP hoặc khi có yêu cầu kiểm tra, chứng minh xuất xứ hàng hóa của các cơ quan quản lý nhà nước.
Hơn nữa, việc thiếu vắng quy định về bộ tiêu chí để xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá cũng gây khó khăn cho chính các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xác định nguồn gốc cũng như việc tuân thủ quy định của các thương nhân.
Cần văn bản phát lý có "sức nặng" hơn Thông tư
Thực tế hiện chưa có quy định cách xác định như thế nào là "Sản phẩm của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam" nên theo ông Hải, việc sửa đổi các văn bản quy định hiện nay về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là không có cơ sở pháp lý để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước.
Hơn nữa, các văn bản quy định về quy tắc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các FTA của Việt Nam đều ở cấp Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Nếu xây dựng và ban hành văn bản "Sản xuất tại Việt Nam" ở cấp Thông tư thì sẽ gặp một số bất cập khi thực hiện.
Cụ thể, phạm vi điều chỉnh của văn bản không phù hợp ở cấp Thông tư do liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều Bộ ngành. Ngoài ra, một số quy định là những nội dung chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp cao hơn,đồng thời liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều Bộ ngành khác nhau.
Quan trọng hơn, việc ban hành văn bản ở cấp Thông tư sẽ làm yếu đi giá trị pháp lý của văn bản, gây khó khăn cho công tác triển khai trong thực tế.
Vì những lý do trên, hiện nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện Đề nghị xây dựng Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam", dự kiến trình Chính phủ phê duyệt trong quý IV năm 2020.
Chia sẻ thêm về cách thức tổ chức thực hiện, triển khai Nghị định này, ông Trần Thanh Hải khẳng định về nguyên tắc, Nghị định sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp bởi ghi nhãn hàng hóa và công bố nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa đã từ lâu là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
Dự thảo Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam" sẽ không tạo thêm thủ tục hành chính mới cho doanh nghiệp. Nguyên tắc quản lý việc xác định và thể hiện sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, chứng từ thương mại liên quan... theo nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai và tự chịu trách nhiệm.
Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức muốn thể hiện hàng hóa "Sản xuất tại Việt Nam" hoặc là "Sản phẩm của Việt Nam" trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc các chứng từ liên quan khác thì hàng hóa đó bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và phải chứng minh việc đáp ứng tiêu chí đó khi được yêu cầu.
Theo Bộ Công Thương, để giải quyết những vấn đề bất cập trong thực tế, dự kiến Nghị định mới sẽ quy định đối với một số nội dung sau: a) Tiêu chí để xác định một hàng hóa nào đó là "Sản phẩm của Việt Nam" hoặc "Sản xuất tại Việt Nam"; b) Phương thức thể hiện nội dung sản phẩm của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam trên hàng hóa, bao bì hàng hóa (tùy thuộc vào quá trình sản xuất, gia công, chế biến, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn một trong một vài cụm từ để thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam). Trường hợp không chắc chắn về xuất xứ Việt Nam, cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn thể hiện nguồn gốc hàng hóa theo cách khác trên nhãn hàng hóa; c) Nguyên tắc quản lý việc thể hiện sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, chứng từ thương mại liên quan… (theo nguyên tắc tự nguyện và tự chịu trách nhiệm); d) Biện pháp chống gian lận trong việc thể hiện sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam. |
Giá cả thị trường hôm nay 10/10: Rau củ quả được bán với giá ưu đãi Giá cả thị trường hôm nay ghi nhận tại một số siêu thị lớn như Vissan, La Maison, Big C khuyến mãi thịt thịt heo, ... |
Việt Nam xuất siêu kỷ lục sang Hoa Kỳ sau 9 tháng Sau 9 tháng, thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đạt 44,23 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ (năm 2019 ... |
Trung ương thảo luận kỹ nội dung phát triển kinh tế - xã hội Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2020; dự kiến ... |
Link nội dung: https://biztoday.vn/nghi-dinh-ve-made-in-vietnam-se-duoc-trinh-chinh-phu-trong-quy-iv-5811.html