Bài 3: Thấy gì từ khoản nợ “khổng lồ" gấp 3,17 lần vốn chủ sở hữu của Vinaconex sau 2 năm "thay tướng"?

01/10/2021 07:49

Tại thời điểm ngày 30/6, nợ phải trả của Vinaconex cao gấp 3,17 lần vốn chủ sở hữu, ở mức 22.954 tỉ đồng, tăng 84,42% so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng mạnh 220,36% từ 2.146 tỉ đồng lên 6.875 tỉ đồng.

Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập ngày 27/9/1988. Ngày 20/11/1995 Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam được thành lập.

Từ ngày mới thành lập, Vinaconex đã nuôi khát vọng trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực xây dựng – đầu tư kinh doanh bất động sản.

Mặc dù đã đạt được những thành công trên con đường phát triển nhưng doanh nghiệp này cũng để lại nhiều nỗi lo và vô số lùm xùm trong những năm qua.

Cảnh báo rủi ro từ vay nợ

Vừa qua, Vinaconex đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II và 6 tháng đầu năm 2021. Những thông số từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp này khiến không ít người cảm thấy lo lắng.

Theo đó, tại ngày 30/6/2021, tổng tài sản của Vinaconex là 30.185 tỉ đồng, tăng gần 54% so với đầu năm. Phần lớn tài sản của Vinaconex nằm ở các khoản phải thu và hàng tồn kho (chiếm 62,34% tổng tài sản). Trong đó, phải thu ngắn hạn là 13.827 tỉ đồng, tăng 85,14% so với đầu năm. Đáng chú ý, Vinaconex phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 1.314 tỉ đồng. Phải thu dài hạn tăng mạnh 1.035% trong nửa đầu năm, từ 209,83 tỉ đồng lên 2.382 tỉ đồng tại ngày 30.6.2021. Hàng tồn kho của Vinaconex tăng 17,52% so với đầu năm, ở mức 2.609 tỉ đồng

Tại thời điểm ngày 30/6, nợ phải trả của Vinaconex cao gấp 3,17 lần vốn chủ sở hữu, ở mức 22.954 tỉ đồng, tăng 84,42% so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng mạnh 220,36% từ 2.146 tỉ đồng lên 6.875 tỉ đồng.
Tại thời điểm ngày 30/6, nợ phải trả của Vinaconex cao gấp 3,17 lần vốn chủ sở hữu, ở mức 22.954 tỉ đồng, tăng 84,42% so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng mạnh 220,36% từ 2.146 tỉ đồng lên 6.875 tỉ đồng.

Theo bản báo cáo tài chính này, kết thúc nửa đầu năm, vốn chủ sở hữu của Vinaconex ở là 7.127 tỉ đồng. Cơ cấu vốn mất cân đối khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 23,96% tổng nguồn vốn, còn lại là nợ ngắn hạn (48,39%) và nợ dài hạn (27,66%).

Điều đặc biệt đáng lưu ý là tại thời điểm ngày 30/6, nợ phải trả của Vinaconex cao gấp 3,17 lần vốn chủ sở hữu, ở mức 22.954 tỉ đồng, tăng 84,42% so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng mạnh 220,36% từ 2.146 tỉ đồng lên 6.875 tỉ đồng.

Theo dữ liệu của FiinGroup (đơn vị xếp hạng tín nhiệm trong nước), Vinaconex đang đối mặt với rủi ro vay nợ tiềm ẩn khi khả năng chi trả lãi vay (Ebit/lãi vay) của 12 tháng đang ở mức âm 1,39 lần. FiinGroup đưa ra cảnh báo về áp lực nợ vay của Vinaconex.

Chưa dừng lại ở đó, quý II/2021, doanh thu hợp nhất của Vinaconex đạt hơn 1.408 tỉ đồng, giảm hơn 8% so với cùng kỳ 2020. Lãi gộp gần 185 tỉ đồng, đi ngang so với quý II/2020.

Bên cạnh đó, từ 2018 đến nay, hoạt động kinh doanh chính của Vinaconex không tạo ra dòng tiền khi dòng tiền kinh doanh liên tục âm: 50,08 tỉ năm 2018; 1.493 tỉ năm 2019; 25,21 tỉ đồng năm 2020. Tại ngày 30.6.2021, dòng tiền kinh doanh của Vinaconex đã âm tới 2.676 tỉ đồng.

Gần 12.000 m2 đất Kim Văn-Kim Lũ về tay Vinaconex bằng cách nào?

Ngày 22/3/2021, Trung tâm phát triển Quỹ đất Hà Nội (Sở Tài Nguyên - Môi trường Hà Nội) chính thức phát đi thư mời đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn cao cấp thuộc dự án Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ.

Dự án này được đấu giá mang ký hiệu ô đất là CCKV, diện tích 11.727 m2, mật độ xây dựng là 40%, diện tích xây dựng là 5.260 m2 với tầng cao công trình 30 tầng với 3 tầng hầm. Thời gian sử dụng đất là 50 năm kể từ ngày trúng đấu giá.

Khu đất Vinaconex trúng đấu giá.
Khu đất Vinaconex trúng đấu giá.

Giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất của vòng 1 là 36.730.000 đồng. Giá khởi điểm từ vòng 2 trở đi bằng giá hợp lệ cao nhất tại vòng đấu giá trước.

Thời gian đấu giá được tổ chức vào ngày 12/4/2021, hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá. Việc bỏ phiếu được tiến hành nhiều vòng và tối thiểu phải qua 3 vòng đấu bắt buộc và một hoặc nhiều vòng đấu giá tiếp theo cho đến không còn nhà đầu tư trả giá cao hơn.

Tổng giá trị quyền sử dụng đất đấu giá tính theo giá khởi điểm ban đầu của dự án này là 430.732.710.000 đồng.

Sau khi nhận được giấy mời tham gia đấu giá, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex đã nộp hồ sơ và chính thức tham gia đấu giá dự án này.

Đến tháng 6/2021, Vinaconex chính thức được UBND TP Hà Nội phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất (để thực hiện dự án đầu tư) xây dựng công trình thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn cao cấp thuộc dự án Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Diện tích đất đấu giá là 11.727 m2, mật độ xây dựng 40%, với 30 tầng nổi và 3 tầng hầm.

Đáng chú ý, đây chỉ là dự án xây dựng thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn cao cấp, nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Như vậy, câu hỏi đang được nhiều người đặt ra: Có hay không Vinaconex “thâu tóm” gần 12.000 m2 đất tại Kim Văn - Kim Lũ với giá rẻ?, Vinaconex có chuyển đổi mục đích sử dụng đất để “biến” dự án thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn cao cấp thuộc dự án Khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ thành khu chung cư cao tầng?

Ông chủ của Vinaconex là ai?

Vào đầu năm 2019, sau khi cổ đông nhà nước thoái sạch vốn tại Vinaconex, Đại hội cổ đông bất thường (ngày 11/01/2019), doanh nghiệp này đã “thay máu” toàn bộ Hội đồng quản trị. Theo đó, tân Chủ tịch HĐQT Vinaconex Đào Ngọc Thanh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Đào Ngọc Thanh, sinh năm 1946 tại Hải Dương, xuất thân là kỹ sư xây dựng, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Ecopark; Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cotana (trước đây là Công ty Thành Nam) - Cotana là một nhà thầu xây dựng, đồng thời là nhà đầu tư và sản xuất. Trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, Cotana là cổ đông sáng lập của VIHAJICO hiện là chủ đầu tư của khu đô thị sinh thái Ecopark có diện tích gần 500ha.

Bức tranh tài chính của Vinaconex sau 1 năm "đổi chủ"
Bức tranh tài chính của Vinaconex sau 1 năm "đổi chủ"

Ngoài ra, ông Đào Ngọc Thanh còn là người của nhóm cổ đông Công ty TNHH An Quý Hưng, cổ đông lớn nhất hiện nay của Vinaconex sau khi chi 7.366 tỷ đồng để mua lô cổ phần 57,71% vốn do SCIC sở hữu tại Vinaconex, cao hơn gần 2.000 tỷ đồng so với giá khởi điểm SCIC công bố.

An Quý Hưng là công ty có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trụ sở chính tại Chương Mỹ, Hà Nội.  Công ty được thành lập năm 2011 và hiện là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng công nghiệp tại khu vực miền Bắc cũng như lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản.

Ngày 29/6/2020, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Tổng CTCP Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam, trả lời về dòng tiền kinh doanh của Vinaconex âm hơn nghìn tỷ đồng (năm 2019, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinaconex âm 1.493 tỷ đồng, trong khi năm trước con số này là 50 tỷ đồng), ông cho biết, với các khoản tài chính, cá nhân ông không tự quyết định, tất cả đều phải thể hiện trên con số trong báo cáo tài chính đầy đủ. Các con số này cũng đã được kiểm toán bởi Deloitte - một công ty kiểm toán trong nhóm Big4.

Vị này nói thêm, nếu ai thấy có vấn đề gì mà công ty kiểm toán này làm chưa chính xác thì hoàn toàn có thể khiếu nại. “Nếu cổ đông thấy HĐQT không minh bạch, có thể chỉ rõ không minh bạch ở điểm nào chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm”, ông Thanh nói.

6 tháng đầu năm liên tiếp phát hành và huy động tiền qua trái phiếu

Trong tháng 6/2021, Vinaconex thông báo huy động thành công 2.200 tỉ đồng trái phiếu. Cũng trong tháng 6/2021, Vinaconex đã phát hành 2,5 triệu trái phiếu, tương ứng vốn huy động 2.500 tỉ đồng, kỳ hạn là 3 năm. Tính chung đến hiện tại, Vinaconex đã huy động 4.700 tỉ đồng qua kênh phát hành trái phiếu riêng lẻ kể từ đầu năm. Tính đến 30/6/2021, Vinaconex ghi nhận các khoản nợ tài chính lên tới 9.811 tỉ đồng, tăng hơn 56% so với thời điểm đầu năm.

Liên quan đến việc các doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu, Vụ Tài chính ngân hàng  (Bộ Tài Chính) đã đưa ra khuyến nghị: "Nhà đầu tư cần hết sức lưu ý là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao, do đó phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu".

Theo Vụ Tài chính, đối với những trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, khi huy động vốn trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao, chính các doanh nghiệp phát hành sẽ gặp rủi ro nếu hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn và sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.

Bạn đang đọc bài viết "Bài 3: Thấy gì từ khoản nợ “khổng lồ" gấp 3,17 lần vốn chủ sở hữu của Vinaconex sau 2 năm "thay tướng"?" tại chuyên mục DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0931318385hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@biztoday.vn).  
#