Bộ Giao thông Vận tải đồng loạt thi công 3 gói thầu cao tốc Bắc-Nam

Ngày 19/11/2020, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức triển khai thi công các gói thầu gồm: 10-XL, 12-XL, 13-XL Dự án thành phần đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đi qua địa phận 2 tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa có chiều dài khoảng 63,37km, trong giai đoạn hoàn chỉnh được xây dựng theo quy mô 6 làn xe; phân kỳ giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe hạn chế.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 12.111 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị 7.684 tỉ đồng. Đây là một trong 3 dự án thành phần của cao tốc Bắc-Nam được chuyển đổi từ phương thức đầu tư đối tác công tư.

4321-khoi-cong-du-an-bac-nam

Nghi lễ triển khai thi công các gói thầu xây lắp thuộc dự án thành phần cao tố Bắc-Nam Mai Sơn-Quốc lộ 45

Gói thầu số 10-XL thi công xây dựng đoạn Km274+111,86 đến Km289+500 do Liên danh Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường - Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải trúng thầu thi công với giá trúng thầu hơn 1.628 tỉ đồng.

Gói thầu số 12-XL thi công đoạn Km301 đến Km307+600 do Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đào Cả - Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hải Thạch - Tổng Công ty đầu tư xây dựng Hoàng Long trúng thầu với giá hơn 1.344 tỉ đồng.

Gói thầu số 13-XL thi công xây dựng đoạn Km307+600 đến Km318 do Liên danh Tổng công ty xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) - Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh trúng thầu với giá trúng thầu hơn 1.256 tỉ đồng.

Gói thầu 13-XL đi qua địa bàn 7 xã thuộc các huyện Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa của tỉnh Thanh Hóa. Ba gói thầu này đều có thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.

Dự án sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn hành trình từ Ninh Bình đến Thanh Hóa và mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực miền Bắc và miền Trung; khắc phục tình trạng ách tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra trên Quốc lộ 1A.

Đồng thời, giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá giữa khu vực đầu mối trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với khu vực miền Trung cũng như từ Bắc vào Nam. Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến.

Phát biểu tại lễ triển khai thi công, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải – ông Lê Đình Thọ nhấn mạnh, đối với 3 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam chuyển sang đầu tư công theo Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Giao thông vận tải đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư của các dự án, đặc biệt là dự án trọng điểm. Đến nay đã giải ngân hơn 73% kế hoạch vốn được giao năm 2020.

Theo đại diện Bộ Giao thông vận tải, hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông, cơ bản hoàn thành đạt khoảng 91%, sẵn sàng bàn giao cho các nhà thầu huy động thiết bị, máy móc, nhân lực để triển khai thi công ngay.

4319-khoi-cong-cao-toc-bac-nam
Các nhà thầu huy động phương tiện tổ chức thi công các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 ngay sau buổi lễ

Cũng trong ngày 19/11/2020, tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, Bộ Giao thông vận tải tổ chức triển khai Gói thầu CV-A2.9-NDTDP: cầu qua kênh nối Đáy Ninh Cơ - Cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ thuộc Hạng mục bổ sung vốn, Dự án Phát triển GTVT khu vực đồng bằng Bắc Bộ sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới – WB và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (Dự án WB6).

Gói thầu CV-A2.9-NDTDP: cầu qua kênh nối Đáy - Ninh Cơ là một trong những gói thầu xây lắp chính thuộc Cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ. Gói thầu do Liên danh Tổng công ty Thăng Long CTCP - Công ty cổ phần Xây dựng công trình Trường Lộc - Công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp công trình 575 thi công với giá trúng thầu: 184.210.560.771 đồng (đã bao gồm các loại thuế và các khoản dự phòng); thời gian thực hiện hợp đồng là 445 ngày.

Khi hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2022, Dự án WB6 sẽ góp phần hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển tổng thể khu vực đồng bằng Bắc Bộ thông qua việc giảm chi phí vận tải và nâng cao chất lượng dịch vụ từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ hoặc xuất khẩu thông qua việc cải tạo hệ thống đường thủy nội địa và đường bộ kết nối (tỉnh lộ); nâng cao hiệu quả các dịch vụ tiếp vận cho vận tải đa phương thức; hỗ trợ năng lực và công cụ quản lý cho các cơ quan quản lý đường thủy nội địa, Sở GTVT (Giao thông công chính) các tỉnh, thành phố để có thể thực hiện hiệu quả trách nhiệm nêu trong Luật đường thuỷ nội địa năm 2004.

Bên cạnh đó, việc triển khai Dự án WB6 còn thể hiện quyết tâm cao của Bộ GTVT để thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Đỗ Nga

TagTag:

Tin mới hơn

Tạo cảnh quan độc đáo, hấp dẫn cho cúc họa mi Tạo cảnh quan độc đáo, hấp dẫn cho cúc họa mi Vĩnh Phúc: Sáng tạo, đổi mới trong thu hút đầu tư Vĩnh Phúc: Sáng tạo, đổi mới trong thu hút đầu tư Nghệ nhân Phan Văn Tiên: Hơn nửa thế kỷ “sống mái” với nghề kim hoàn Nghệ nhân Phan Văn Tiên: Hơn nửa thế kỷ “sống mái” với nghề kim hoàn Sơn La: Xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “5 không, 3 sạch” Sơn La: Xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “5 không, 3 sạch”

Tin cũ hơn

Trao chứng nhận sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng TP. Đà Nẵng Tăng độ che phủ rừng: Không chỉ dừng ở số lượng Hà Lan hỗ trợ Đà Nẵng phát triển nông nghiệp công nghệ cao “Vườn trải nghiệm cà phê Nestlé Wasi”: Khơi dậy tình yêu cà phê Việt Hướng tới xây dựng thương hiệu ca cao Việt Nam độc đáo trên thị trường thế giới Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc
[Xem thêm]