Căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng tới các thị trường thế nào?

kết quả mối quan hệ giữa Nga và phương Tây, là một dạng rủi ro đuôi và có thể có những ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu, không dễ dàng dự báo.

Các nhà đầu tư khởi đầu năm 2022 với sự quan tâm rất lớn dành cho chủ đề chính sách tiền tệ toàn cầu, trong bối cảnh lạm phát đang tăng mạnh tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. 

Trong khi quyết định của các ngân hàng trung ương vẫn là mối quan tâm lớn nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại, các giao dịch viên cũng đang để ý tới những diễn biến bất ổn tại khu vực biên giới Nga - Ukraine. 

Các chuyên gia kinh tế ít nhất có thể dự báo kết quả chính sách ban hành bởi các ngân hàng trung ương thông qua việc xây dựng nên các mô hình tính toán từ dữ liệu thực tế, từ những nhận định từ các bên có liên quan và từ những sự kiện tương tự xảy ra trong quá khứ. Nhưng kết quả mối quan hệ giữa Nga và phương Tây, là một dạng rủi ro đuôi và có thể có những ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu, không dễ dàng dự báo đến thế. 

Sự bất ổn bắt đầu "xâm nhập” vào các thị trường tài chính. Sự biến động trên thị trường trái phiếu Mỹ - nền móng của hệ thống tài chính toàn cầu, đang diễn ra với mức độ mạnh nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bùng phát hai năm trước. Các giao dịch viên đang ngóng theo từng động thái tình hình Nga - Ukraine và cố gắng dự báo những bước đi tiếp theo của Fed nhằm kiểm soát lạm phát đang tăng phi mã.

Cũng trong thời điểm này, các thị trường chứng khoán cũng "rung lắc” dữ dội, với chi phí bỏ ra để mang về những phương án phòng hộ trước những tác động ngắn hạn tới Phố Wall đang ngày một tăng lên.

Tuy nhiên, Jim Reid, chiến lược gia tại Deutsche Bank, nhấn mạnh rằng làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ, khởi nguồn từ các sự kiện địa chính trị có xu hướng "không kéo dài lâu…với chỉ khoảng 3 tuần trước khi chạm đáy và sẽ mất thêm 3 tuần nữa để hồi phục lại với ngưỡng trước đó". 

Trung vị trong suốt những giai đoạn bất ổn địa chính trị là 5,7%, Reid cho biết.

Traders are parsing through headlines on the Russia-Ukraine situation and trying to interpret the Fed’s next moves © FT montage/AFP/Getty/Bloomberg

Các nhà giao dịch đang phải để ý đến những diễn biến tình hình Nga - Ukraine và dự đoán động thái tiếp theo của Fed. Ảnh: FT/AFP/Getty Images/Bloomberg.

Việc nới lỏng các hạn chế Covid-19 có thể đẩy mạnh các hoạt động kinh tế tại châu Âu trong tháng 2?

Tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 đang giảm xuống và các biện pháp nới lỏng hạn chế được kỳ vọng sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động kinh tế tại châu Âu trong tháng 2, qua đó kéo tăng các chỉ số nhà quản trị mua hàng IHS trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. 

Các chuyên gia kinh tế khảo sát bởi Reuters dự báo rằng Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Anh, đo lường "sức khoẻ” của lĩnh vực kinh tế tư nhân, sẽ tăng từ 54,2 lên 55 trong tháng 2, khi chỉ số này được công bố vào ngày 28/2. 

"Chúng tôi dự báo chỉ số PMI trong lĩnh vực dịch vụ sẽ phục hồi mạnh trong tháng 2, khi các hoạt động kinh tế được đẩy mạnh thông qua kế hoạch B nới lỏng hạn chế, và số ca nhiễm Covid-19 giảm xuống", theo Ellie Henderson, chuyên gia kinh tế tại Investec. 

Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất được dự báo cũng sẽ tăng trong tháng 2 do cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi đó, chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ cũng được dự báo sẽ tăng hơn 1 điểm lên 55,2 trong bối cảnh người lao động quay trở lại văn phòng làm việc. 

Tuy nhiên, đối với cả hai lĩnh vực dịch vụ và sản xuất, "sự lo ngại sẽ vẫn còn đó khi mà tình trạng thiếu hụt lao động sẽ hạn chế sản lượng của nền kinh tế và gia tăng áp lực lạm phát, qua đó gây ảnh hưởng tới thu nhập của người dân", theo Henderson. 

Bất cứ bằng chứng nào có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn so với chỉ số PMI kỳ vọng đều là căn cứ quan trọng khiến cho Ngân hàng Anh đưa ra quyết định tăng lãi suất trong kỳ họp thứ 3 của cơ quan này, khi họ đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao nhất trong 30 năm qua. 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực eurozone được dự báo chậm hơn so với Anh, phản ánh sự ảnh hưởng từ làn sóng lây nhiễm biến chủng Omicron. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế dự báo chỉ số PMI khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tăng lên 52,7, sau khi các quốc gia như Pháp và Đức đẩy mạnh hoạt động kinh tế và tín hiệu khả quan tới từ lĩnh vực dịch vụ. 

Lạm phát tại Mỹ cao nhất trong vòng 38 năm hồi tháng trước? 

Tốc độ tăng giá tiêu dùng tại Mỹ đã tiệm cận mức cao nhất trong vòng 38 năm hồi tháng 1, và rất có thể Fed sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. 

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân PCE được dự báo tăng tương đương với tháng trước đó ở 0,5%, theo các chuyên gia kinh tế khảo sát bởi Bloomberg. 

Điều đó sẽ góp phần vào mức tăng chỉ số PCE 5,2% trong vòng 12 tháng qua, cao hơn đôi chút so với 4,9% trong tháng 12/2021- mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/1983. 

Báo cáo từ Cục phân tích kinh tế công bố vào ngày 25/2 cũng được dự báo ghi nhận mức tăng chi tiêu cá nhân 0,6% kể từ tháng 12 năm ngoái. 

Kathy Bostjancic, nhà kinh tế học tài chính Mỹ tại Oxford Economics, dự báo đà tăng chỉ số PCE hàng năm có thể được duy trì ở ngưỡng trên 3% trong quý IV, mức rất cao tại thời điểm cuối năm theo nhận định của nhiều nhà hoạch định chính sách. 

Đà tăng giá tiêu dùng trong suốt một năm qua đã tạo ra không ít áp lực đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden và James Bullard, chủ tịch Fed St Louis đồng thời là một thành viên biểu quyết trong Uỷ ban chính sách của Fed, gần đây cho biết ông sẽ ủng hộ phương án tăng lãi suất 1 điểm phần trăm tính đến trước tháng 7, qua đó cho thấy lãi suất sẽ tăng ít nhất 1,5 điểm phần trăm trong năm nay, điều Fed chưa từng thực hiện kể từ năm 2000. 

Các nhà đầu tư hiện đang phần đông dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất ít nhất 1% trước kỳ họp chính sách vào tháng 7 của mình, theo CME’s FedWatch Tool.