Qua đó, Đầu tư Sao Thăng Long sẽ sở hữu 14,92% vốn điều lệ của POB và trở thành cổ đông lớn của Xăng dầu Dầu khí Thái Bình. Trước giao dịch, tổ chức này nắm giữ 0 cổ phiếu POB.
Thời gian mua vào ngày 8/9. Trong phiên 8/9, có hơn 1,626 triệu cổ phiếu POB được giao dịch trong phiên thỏa thuận với giá trị hơn 91 tỷ đồng, tương đương mức giá khoảng 56.000 đồng/cổ phiếu.
Đáng chú ý, từ 23/8 đến 7/9, cổ phiếu POB đã có chuỗi tăng phi mã với mức tăng hơn 194%, trong đó có nhiều phiên tăng trần liên tiếp. Tuy nhiên, ngay trong phiên 8/9, áp lực chốt lời đã diễn ra khiến POB quay đầu điều chỉnh mạnh. Riêng trong phiên 8/9, mức giá trung bình của POB là mức sàn 46.700 đồng, trong khi mức giá Sao Thăng Long mua vào là mức giá cao nhất ngày.
Tính từ 8/9 đến này, cổ phiếu POB có thêm 3 phiên giảm sàn liên tiếp xuống 28.900 đồng/cổ phiếu trước khi chững lại, đứng giá tham chiếu trong phiên hôm nay.
Như vậy, chỉ sau 4 phiên mua vào, khoản đầu tư của Sao Thăng Long vào POB đã mất tới gần 50%.
Xăng dầu Dầu khí Thái Bình tiền thân là Công ty Dầu khí I Thái Bình, hiện có vốn điều lệ 109 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh; buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan; bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khác…
Cơ cấu cổ đông tính đến cuối 6/2021 của POB gồm Tổng công ty Dầu Việt Nam sở hữu 68% vốn, Ngân hàng TMCP Đại Dương sở hữu 11%, CTCP Quản lý quỹ Thái BÌnh Dương sở hữu 3,5%, còn lại cổ đông khác sở hữu 17,5%.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2021, Xăng dầu Dầu khí Thái Bình ghi nhận doanh thu hơn 394 tỷ đồng, tăng 44,67% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt hơn 1,8 tỷ đồng và 1,57 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 980 triệu đồng.
Năm 2021, POB đặt mục tiêu doanh thu 619 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến 2,5 tỷ đồng. Như vậy, nửa đầu năm, Công ty đã hoàn thành 63,65% và 72% các mục tiêu đề ra trong năm.