Chênh lệch về đẳng cấp
Kết thúc 4 trận đấu, ĐT Việt Nam đang đứng ở vị trí cuối bảng khi chưa có được điểm số nào. Những đội bóng đánh bại đoàn quân của HLV Park Hang-seo lần lượt là ĐT Ả Rập Xê Út, ĐT Australia, ĐT Trung Quốc và ĐT Oman. Thử thách cũng như khó khăn là điều được dự báo trước đối với ĐT Việt Nam khi chúng ta được đánh giá yếu nhất bảng, đặc biệt trong màn đối đầu chênh lệch vào ngày 11/11 tới trước ĐT Nhật Bản.
ĐT Nhật Bản là đối thủ mạnh khiến ĐT Việt Nam gặp nhiều khó khăn ở trận đấu trên sân nhà Mỹ Đình. Ảnh: Lâm Thỏa.
Theo định giá Transfermarkt, giá trị đội hình của ĐT Việt Nam là 4,58 triệu Euro. Cầu thủ đắt giá nhất của ĐT Việt Nam là Quế Ngọc Hải, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Tiến Linh và Nguyễn Văn Toàn với cùng 300.000 Euro.
Trong khi đó, giá trị đội hình của ĐT Nhật Bản ở thời điểm này là 110,4 triệu Euro. Cầu thủ đắt giá nhất của ĐT Nhật Bản thời điểm này là Daichi Kamada đang thi đấu cho Eintracht Frankfurt của Đức với giá 25 triệu Euro. Các vị trí tiếp theo là Takehiro Tomiyasu (Arsenal, Ảnh) 20 triệu Euro, Takumi Minamino (Liverpool, Anh) 12 triệu Euro…như vậy giá trị của ĐT Nhật Bản gấp hơn 24 lần so với ĐT Việt Nam.Không khó để nhận thấy sự đẳng cấp chênh lệch giữa các cầu thủ của cả 2 đội, nhưng không vì thế mà khiến ĐT Việt Nam mất đi niềm tin trước trận đấu. Thay đổi lối chơi của cầu thủMục tiêu của ĐT Việt Nam lúc này đang đi tìm kiếm điểm số đầu tiên tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022, dù có là đối thủ nào đi nữa, thầy trò HLV Park Hang-seo vẫn cần phải hướng về mục tiêu đề ra, cố gắng để hoàn thành tốt nhất.“ĐT Nhật Bản là một đối thủ rất mạnh, nhưng chúng tôi có lợi thế sân nhà với các cổ động viên nhiệt tình, sự ủng hộ của người hâm mộ nước nhà là động lực lớn cho toàn đội. Chúng tôi sẽ cố gắng để có được những điểm đầu tiên. Tôi hy vọng rằng, chúng tôi có thể đạt được mục tiêu đề ra, đáp ứng được mong đợi của người hâm mộ” – Quang Hải chia sẻ với FIFA.
ĐT Việt Nam sẽ đón tiếp những siêu sao của ĐT Nhật Bản đang thi đấu tại châu Âu trên sân nhà Mỹ Đình vào ngày 11/11.
Nhìn lại 4 trận đấu tại vòng loại thứ 3 và 8 trận đấu của vòng loại thứ 2, ĐT Việt Nam đã phải nhận 7 quả phạt đền 11m. Đây là con số không tưởng đối với ĐT Việt Nam khi chúng ta luôn đề cao lối chơi đá đẹp, dẫu biết rằng có nhiều nguyên nhân từ khách quan cho đến chủ quan. Ngoài những quả phạt đền, các cầu thủ của ĐT Việt Nam còn phải nhận những thẻ phạt “ngớ ngẩn” dẫn đến bị treo giò ở các trận đấu tiếp theo dù là cầu thủ có kinh nghiệm như Quế Ngọc Hải, Duy Mạnh… hay nhiều cầu thủ trẻ như Tiến Linh, Tấn Tài… Chắc hẳn, đã đến lúc HLV Park Hang-seo cần làm lại tư tưởng cho chính các cầu thủ, thay đổi suy nghĩ với lối đá tiêu cực do nền bóng đá quốc nội mang đến cho chính các cầu thủ. Rõ ràng, việc thi đấu với 1 đội bóng đẳng cấp vượt trội hơn sẽ gặp những khó khăn, nhưng trước khi nghĩ đến việc có điểm số đầu tiên, đặc biệt trước ĐT Nhật Bản thì ĐT Việt Nam cần đưa ra những toan tính về chuyên môn để tìm ra những lời giải cho bài toán lối chơi của đội. Thậm chí, BHL ĐT Việt Nam cần phải “nhặt sạn” cho lối chơi của đội, của từng cầu thủ từ đó mang đến sự trưởng thành hơn và điều quan trọng lúc này đối với người hâm mộ chính là màn thể hiện của các cầu thủ sau khoảng những thất bại cũng như thời gian dài “căng mình” chống dịch để được tới sân trực tiếp cổ vũ.