Khang Minh Group (GKM): Dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục, cổ đông liên tiếp thoái vốn

Trên thị trường chứng khoán, sau khi chạm mức giá đỉnh 55.100 đồng/CP vào phiên 5/5, cổ phiếu GKM điều chỉnh giảm mạnh gần 14%. Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/7, cổ phiếu GKM giảm 0,44% xuống 45.400 đồng/CP, khối lượng giao dịch đạt hơn 123.000 đơn vị.

Theo báo cáo tài chính mới công bố, 6 tháng đầu năm, CTCP Khang Minh Group (Mã chứng khoán: GKM) đạt doanh thu thuần 118 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, tuy nhiên đều là doanh thu bán thành phẩm.

khang-minh-group-gkm-dong-tien-kinh-doanh-am-ky-luc-co-dong-lien-tiep-thoai-von-1659073746.jpg
Khang Minh Group (GKM): Dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục, cổ đông liên tiếp thoái vốn

Lãi tiền vay tăng khiến chi phí tài chính của công ty tăng vọt, các chi phí bán hàng, chi phí quản lý cũng tăng so với cùng kỳ. Sau khi trừ các khoản chi phí, giá vốn, công ty báo lãi sau thuế 10,1 tỷ đồng, tăng 12%, tương đương thực hiện gần 20% kế hoạch năm.

Trong kỳ, dòng tiền thuần của Khang Minh Group âm 10,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 13,7 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 70 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm 17 tỷ đồng do công ty đẩy mạnh chi tiền trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ, trả lãi vay, trả người lao động và chi khác cho hoạt động kinh doanh.

ket-qua-kinh-doanh-6-thang-dau-nam-cua-khang-minh-group-1659073809.jpg
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của Khang Minh Group

Mặt khác, tiền thu từ đi vay, từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp từ chủ sở hữu của công ty tăng mạnh. Do đó, dòng tiền từ hoạt động đầu tư đạt 63 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là 13,5 tỷ đồng.

Tính tới thời điểm cuối quý II, tổng nợ tài chính của công ty tăng 25% so với đầu năm, đạt 242 tỷ đồng, đều đến từ các khoản vay ngân hàng như Vietinbank, MSB, BIDV, VPBank,...

Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước tăng vọt, kéo theo tổng nguồn vốn của công ty tăng 16% so với đầu năm, đạt 639 tỷ đồng.

Về phần tài sản của công ty, chiếm 40% trong tổng tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn 253 tỷ đồng, tăng 33%, chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng.

Công ty cũng có khoản đầu tư tài chính dài hạn 90,5 tỷ đồng, giảm 10% so với đầu năm do thoái vốn tại CTCP Đầu tư Cụm công nghiệp APG. Hiện công ty đang góp vốn vào 3 doanh nghiệp là CTCP APG Energy Nghệ An, CTCP APG ECO Hòa Bình, CTCP Đầu tư HG.

Giá trị tồn kho của công ty đạt 76,7 tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với đầu năm, phần lớn là tồn kho của thành phẩm và các nguyên liệu, vật liệu.

Người thân lãnh đạo cùng tổ chức liên tiếp thoái vốn

Về tình hình cổ phiếu trên thị trường, cổ phiếu GKM đã giảm hơn 13% giá trị trong 3 tháng gần đây. Mới đây, mẹ của Chủ tịch HĐQT CTCP Khang Minh Group đã đăng ký bán toàn bộ 793.799 cổ phiếu đang nắm giữ.

Theo đó, bà Lương Thị Xuân Phương - mẹ ông Đặng Việt Lê, Chủ tịch HĐQT CTCP Khang Minh Group (HNX: GKM) đăng ký bán 793.799 cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Mục đích thực hiện giao dịch do nhu cầu tài chính cá nhân. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 29/07/2022 đến ngày 26/08/2022. Nếu giao dịch thành công, bà Phương giảm sở hữu tại GKM từ 793.799 cổ phiếu, tỷ lệ 3,33% xuống còn 0%.

Trên thị trường chứng khoán, sau khi chạm mức giá đỉnh 55.100 đồng/CP vào phiên 5/5, cổ phiếu GKM điều chỉnh giảm mạnh gần 14%. Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/7, cổ phiếu GKM giảm 0,44% xuống 45.400 đồng/CP, khối lượng giao dịch đạt hơn 123.000 đơn vị. Tạm tính với mức giá này, người nhà Chủ tịch GKM có thể đã thu về khoảng 36 tỷ đồng sau khi bán xong gần 800.000 cổ phiếu.

dien-bien-gia-co-phieu-gkm-thoi-gian-gan-day-1659073840.jpg
Diễn biến giá cổ phiếu GKM thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Trước đó, hồi đầu tháng 3, Chứng khoán APG đã có động thái thoái sạch vốn khỏi GKM. Tuy nhiên, vào ngày 07/04, công ty chứng khoán này lại mua vào hơn 1,5 triệu cổ phiếu GKM, qua đó trở lại ghế cổ đông lớn với tỷ lệ 6,31%. Từ đó đến nay APG liên tục gom thêm cổ phiếu GKM và nâng tỷ lệ sở hữu lên 19,16%.