Khẩu vị 'sạch, xanh, xinh là xong', liên tiếp lộ lùm xùm của Shark

Trải qua 4 mùa, “Thương vụ bạc tỷ” (Shark Tank) là chương trình được giới khởi nghiệp quan tâm. Các Shark bỗng dưng nổi tiếng vì liên tiếp dính phải những bê bối từ kinh doanh đến truyền thông.

Tập 2 chương trình Shark Tank Vietnam gây nhiều tranh cãi trong màn gọi vốn của Nguyễn Thị Thu Hằng - người đồng sáng lập Wiibike. Sau khi Thu Hằng trình bày về định hướng của công ty, shark Phú nói: "Em không cần giải thích gì thêm về business (mô hình kinh doanh). Với anh, anh chỉ cần liếc mắt là biết business nào rồi.

Nên anh đã nói ngay từ đầu, anh không quan tâm đến business, không quan tâm đến sản phẩm mà đang quan tâm đến mỗi em thôi. Anh chốt 1,5 tỉ cho 10% cổ phần".

Khi CEO Wiibike nhận lời đề nghị từ shark Phú, shark Hưng nói thêm: "Đã nói ngay từ đầu, thật ra deal cứ sạch, xanh, xinh là xong".

Khẩu vị 'sạch, xanh, xinh là xong', liên tiếp lộ lùm xùm của Shark
Shark Phú (Ảnh:STVN)

Những lời nói này của các shark nhận khá nhiều ý kiến trái chiều. Mỗi bên có một lời giải thích khác nhau về vụ việc này nhưng đây là một chương trình truyền hình chính vì thế các Shark cũng cần cẩn trọng trong lời nói vì đây thực tế là chương trình tìm kiếm startup để đầu tư chứ không đơn thuần là giải trí.

Ở thời điểm khởi động mùa 1, Hoàng Khải với thương hiệu Khaisilk phải rút lui liên quan đến việc gian lận xuất xứ hàng hóa. Nhà đài dừng phát sóng toàn bộ phần ghi hình liên quan đến doanh nhân này.

Theo kết quả kiểm tra vừa công bố, Bộ Công thương kết luận Công ty TNHH Khải Đức của doanh nhân Hoàng Khải (Khaisilk) đã có 5 hành vi, vi phạm trong hoạt động sản xuất/gia công, xuất/nhập khẩu, mua bán các sản phẩm thời trang. Đặc biệt, doanh nghiệp này có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng.

Vụ bê bối này đã đánh sập hoàn toàn thương hiệu lụa Khaisilk nổi tiếng một thời. Bản thân ông chủ Khaisilk cũng “im hơi lặng tiếng” từ đó đến nay.

Tiếp theo đó tới ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Việt Nam dính rắc rối về xuất xứ hàng hóa, thuế má… Sự việc ồn ào kéo dài khiến nhà sản xuất chương trình cũng đã loại bỏ tất cả các phần ghi hình liên quan đến nhà đầu tư này.

Cách đây không lâu, khi chương trình này vừa đóng máy mùa 3 thì Shark Liên lại gặp phải khủng hoảng truyền thông vì những phát ngôn của mình. Ở Shark Tank, bà Liên là một “cá mập” gây ấn tượng mạnh với cộng đồng khởi nghiệp bởi những thông điệp truyền cảm hứng mang tính nhân văn.

Quảng cáo cho tiền ảo

Không chỉ các Shark mà các sao ngôi nổi tiếng cũng cần chịu trách nhiệm của mình trước những gì đăng tải trên mạng. Tối 11/5, trang cá nhân của một số người nổi tiếng ở Việt như Nam Thư, Lê Dương Bảo Lâm, Kiều Minh Tuấn, Ngọc Trinh... đăng bài viết nhắc đến Dogecoin, Shiba Inu, FXT Token cùng nhiều đồng tiền mã hóa.

Các chuyên gia cho rằng đây là chiến dịch quảng cáo nhằm kêu gọi đầu tư tiền mã hóa tập trung vào FXT Token. Đây là loại tiền vô danh, liên quan đến nhóm đầu tư coin đa cấp Lio**** từng bị cảnh báo là lừa đảo.

Chỉ sau vài tiếng xuất hiện, đến sáng 12/5, các bài viết trên đồng loạt biến mất. Dù nhận nhiều phản ứng từ khán giả lẫn giới đầu tư tiền mã hóa, các nghệ sĩ không hề đính chính, giải thích rõ hơn về vấn đề.

Khẩu vị 'sạch, xanh, xinh là xong', liên tiếp lộ lùm xùm của Shark
Nhiều sao Việt quảng cáo cho tiền ảo

Trước đó, nhiều nghệ sĩ thường xuyên livestream bán các loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc hoặc phóng đại công dụng. Đơn cử, diễn viên Thanh Hương thường xuyên livestream quảng cáo kem dưỡng da. Ca sĩ Đan Trường, nghệ sĩ Quyền Linh, Vân Dung, Quốc Khánh, Chí Trung... cũng tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm béo, ung thư dạ dày, u nang, viêm họng... Để tăng độ tin cậy, nhiều người còn sử dụng sản phẩm ngay trong livestream.

Việc sao Việt kiếm thêm thu nhập khi trở thành gương mặt đại diện hay PR cho một dòng sản phẩm đã không còn xa lạ với người hâm mộ. Việc làm này có lợi cho cả đôi bên nên ngày càng được nhiều người nổi tiếng lựa chọn.

Theo đại diện công ty Phan Law, pháp luật Việt Nam đưa ra các chế tài cả về hành chính và hình sự, theo đó, cá nhân tổ chức hoạt động kinh doanh đa cấp mà không có giấy phép có thể bị phạt tiền đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 5 năm theo Bộ luật hình sự 2015.

Đối với những người mời gọi, giới thiệu người khác tham gia vào hệ thống đa cấp chưa được cấp phép, chế tài sẽ là phạt tiền đến 30 triệu đồng. Người tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh đa cấp cũng sẽ chịu mức chế tài tương tự.