Kinh doanh thụt lùi, cựu Tổng giám đốc bị bắt, cổ phiếu Chứng khoán Trí Việt (TVB) 'lao dốc' lỡ kế hoạch tăng vốn?

Những lùm xùm liên quan việc TGĐ Đỗ Đức Nam bị bắt với cáo buộc thao túng giá cổ phiếu khiến TVB lao dốc mạnh. Thị giá thấp hơn nhiều so với giá cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu khiến cổ đông không mấy mặn mà mua vào trong đợt chào bán tăng vốn.

Kinh doanh tụt dốc

Theo báo cáo tài chính bán niên 2022 soát xét, CTCP Chứng khoán Trí Việt (mã TVB) ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 108,6 tỷ đồng, giảm hơn 55% so với cùng kỳ. Sau khi trừ các chí phí, lợi nhuận sau thuế của TVB đạt 40,3 tỷ đồng, “bốc hơi” đến 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

tri-viet-1662959028.jpg Chứng khoán Trí Việt kinh doanh tuột dốc, cổ phiếu chào bán "ế ẩm". Nguồn: TL

Trước đó trên báo cáo tự lập quý II, tổng doanh thu của TVB chỉ đạt 27,1 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu về vỏn vẹn 1,5 tỷ đồng, giảm mạnh đến 98% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo giải trình của từ phía công ty, doanh thu quý II giảm do thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh, giá trị cũng như khối lượng giao dịch giảm dẫn tới các khoản doanh thu từ đầu tư tự doanh, doanh thu môi giới đều giảm.

Năm 2022, TVB đặt kế hoạch tổng doanh thu và lãi sau thuế lần lượt đạt 200 tỷ đồng và 79 tỷ đồng, giảm 58,3% và 73,5% so với năm 2021. Sau nửa năm, CTCK này đã thực hiện được 52% kế hoạch doanh thu và 51% mục tiêu lợi nhuận.

Tại ngày 30/06/2022, tổng tài sản của TVB đã giảm 21% so với đầu năm xuống còn hơn 1.429 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 71% lên hơn 255 tỷ đồng. Ngược lại, các khoản cho vay đã giảm 76% xuống còn 269 tỷ đồng, trong đó dư nợ margin và ứng trước tiền bán tương ứng giảm 77,5% và 62,7% so với đầu kỳ xuống còn 225 tỷ đồng và 39 tỷ đồng.

Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) tại ngày 30/6 tăng 73%, lên gần 241 tỷ đồng chủ yếu là cổ phiếu niêm yết (hơn 226 tỷ đồng). Trong đó, cổ phiếu MWG chiếm tỷ trọng lớn nhất với giá gốc gần 198 tỷ đồng và đang có lãi 14 tỷ đồng trong khi các khoản đầu tư khác như MBB (giá gốc 6,6 tỷ đồng), TCB (giá gốc 13,5 tỷ đồng)… đều đang giảm đáng kể so với giá mua. Ngoài ra, TVB còn đầu tư gần 15 tỷ đồng vào trái phiếu niêm yế

Danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) cũng tăng 40% so với đầu năm lên mức 369 tỷ đồng. TVB đang đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu như FPT (giá gốc 197,8 tỷ đồng); HPG (giá gốc 196,8 tỷ đồng); PVT (giá gốc 49,4 tỷ đồng)… Trong đó, khoản đầu tư vào HPG đang ghi lỗ 85 tỷ đồng (-43%).

Cổ phiếu chào bán “ế ẩm”

Theo kế hoạch đưa ra ban đầu, TVB sẽ chào bán hơn 112 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu (theo tỷ lệ 1:1) với giá 15.000 đồng/cp. Số tiền dự kiến huy động về là 1.680 tỷ đồng. Tuy nhiên, những lùm xùm liên quan việc Tổng Giám đốc Đỗ Đức Nam bị bắt với cáo buộc thao túng giá cổ phiếu khiến giá cổ phiếu lao dốc mạnh. Thêm nữa, công ty có sự biến động lớn về bộ máy nhân sự cấp cao khi nhiều cá nhân xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.

Kết quả, đợt chào bán của TVB bị ảnh hưởng nặng nề. Theo công bố, chỉ có 94 nhà đầu tư đăng ký mua vào 81.558 cổ phiếu trong đợt chào này. Trừ đi các chi phí liên quan, tổng số tiền thu về chỉ hơn 1,1 tỷ đồng. Giá cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu trong đợt này cao hơn đáng kể so với thị giá trên sàn cũng là một lý do khiến cổ đông không mấy mặn mà mua vào.

Ngay cả một cổ đông nội bộ nắm lượng cổ phần lớn nhất là Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (mã TVC) cũng không xuống tiền mua cổ phiếu trong đợt phát hành lần này. Sau phát hành, Tập đoàn TVC nắm giữ 56,6 triệu cổ phiếu TVB, tương đương 50,47% vốn cổ phần. Đây là tổ chức liên quan đến ông Phạm Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của cả 2 công ty

Trên thị trường, cổ phiếu TVB đã liên tục lao dốc kể từ sau khi đạt đỉnh vào tháng 11 năm ngoái và có thời điểm đã rơi xuống đáy 2 năm vào trung tuần tháng 6 với mức giá chỉ quanh 6.000 đồng/cổ phiếu. TVB sau đó hồi nhẹ nhưng đã nhanh chóng quay đầu và hiện vẫn đang giao dịch dưới mệnh giá với 7.610 đồng/cổ phiếu, “bốc hơi” 73% so với đỉnh.

co-phieu-1662959235.jpg