Kinh tế Việt Nam bị tác động bởi nền kinh tế toàn cầu hậu Covid-19

Báo cáo Triển vọng và Tình hình Kinh tế thế giới 2022 được công bố ngày 13/1, LHQ cho rằng, động lực tăng trưởng có được trong năm 2021 đang bắt đầu chậm lại trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm Covid-19 đang xảy ra cùng nhiều thách thức.

Kinh tế toàn cầu giảm dần từ năm 2021

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm dần từ năm 2021 được LHQ giải thích rằng do các biện pháp kích thích tiền tệ tài chính bắt đầu giảm dần và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lại nổi lên.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, cùng với tình trạng đại dịch đang tiếp diễn, áp lực lạm phát ngày càng cao ở các nền kinh tế phát triển và một số nền kinh tế đang phát triển đang tạo ra nhiều nguy cơ đe dọa tiến trình phục hồi toàn cầu.

Kinh tế toàn cầu giảm dần từ năm 2021. (Ảnh minh họa)

Lạm phát toàn cầu lên tới 5,2% trong năm 2021, tăng 2% so với xu hướng chung trong 10 năm trở lại đây. Báo cáo cũng cảnh báo hậu quả lâu dài của đại dịch sẽ dẫn tới khoảng cách bất bình đẳng giữa các nước ngày càng xa.
Với phần lớn các nước đang phát triển, khả năng có phục hồi hoàn toàn chỉ số GDP bình quân đầu người hay không hiện vẫn còn là câu hỏi và tình trạng này sẽ vẫn như vậy kể cả trong năm 2023.

Tuy nhiên, chỉ số GDP bình quân đầu người năm 2023 ở các nền kinh tế phát triển nhiều khả năng sẽ phục hồi được tới mức trước khi xảy ra đại dịch.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng: "Hiện tại là thời điểm để thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia. Nếu nhân loại đoàn kết như một gia đình, chúng ta có thể biến năm 2022 trở thành một năm phục hồi thực sự cho mọi người và cả nền kinh tế ”.

Kinh tế Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro

Dù vậy, theo WB, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là trước diễn biến chưa rõ ràng của đại dịch. Sự bùng phát của các biến thể mới có thể dẫn đến việc phải tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế. Nhu cầu trong nước yếu hơn kỳ vọng có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của Việt Nam.

Ngoài ra, nhiều đối tác thương mại của Việt Nam đang đối mặt với dư địa tài khóa và tiền tệ bị thu hẹp, có thể hạn chế khả năng tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của các nước này nếu cuộc khủng hoảng kéo dài. Điều này có thể làm chậm sự phục hồi toàn cầu và làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

WB cho rằng các chính sách ứng phó cẩn trọng có thể giảm thiểu những rủi ro trên. Các biện pháp về chính sách tài khóa sẽ hỗ trợ tổng cầu trong nước, trong đó có tạm thời giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) và tăng chi cho y tế và giáo dục.

Kinh tế Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa)

Các hỗ trợ dành cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng cũng cần có quy mô lớn hơn và tập trung hơn. Các chương trình an sinh xã hội phải xác định đúng các nhóm đối tượng cần trợ giúp và triển khai thực hiện hiệu quả hơn để giải quyết những hậu quả xã hội nặng nề và không đồng đều của cuộc khủng hoảng. Rủi ro đang gia tăng trong khu vực tài chính cũng cần được giám sát chặt chẽ và chủ động giải quyết.

Ngoài ra, nhiều đối tác thương mại của Việt Nam đang phải đối mặt với dư địa tài khóa và tiền tệ bị thu hẹp, có thể sẽ hạn chế khả năng tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của các nước này nếu cuộc khủng hoảng kéo dài. Điều này có thể làm chậm sự phục hồi toàn cầu và làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, với tiêu đề “Không còn thời gian để lãng phí: Những thách thức và cơ hội đối với phát triển thương mại xanh tại Việt Nam,” ấn phẩm cho rằng Việt Nam cần ưu tiên xanh hóa ngành thương mại. Thương mại là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2 thập kỷ qua, nhưng cũng là ngành có cường độ phát thải carbon cao chiếm một phần ba tổng lượng phát thải khí nhà kính của cả nước - và gây nhiều ô nhiễm.

Việt Nam đã bắt đầu thực hiện giảm phát thải carbon trong các hoạt động liên quan đến thương mại. Tuy nhiên, Việt Nam cần hành động quyết liệt hơn nữa để ứng phó với áp lực gia tăng từ các thị trường xuất khẩu chính, khách hàng và công ty đa quốc gia với yêu cầu những sản phẩm và dịch vụ phải xanh và sạch hơn.

“Thương mại sẽ là hợp phần chính trong chương trình hành động vì khí hậu của Việt Nam trong những năm tới. Thúc đẩy thương mại xanh sẽ không chỉ giúp Việt Nam thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà còn giữ được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đảm bảo thương mại tiếp tục là nguồn tạo thu nhập và việc làm quan trọng,” Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết.

Báo cáo khuyến nghị Chính phủ hành động trên 3 lĩnh vực: tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa và dịch vụ xanh, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh, và phát triển các khu công nghiệp có khả năng chống chịu tốt hơn và không phát thải carbon.