Giá dầu Brent tương lai tăng 38 cent, tương đương 0,5%, lên 82,43 USD/thùng.
Giá dầu WTI tương lai giảm 12 cent, tương đương 0,2%, xuống 80,76 USD/thùng.
“Thị trường dầu sẽ còn thắt chặt trong ngắn hạn, hỗ trợ cho giá dầu”, Carsten Fritsch, nhà phân tích tại Commerzbank, nói.
CEO Jeremy Weir của Trafigura Group nói sự thắt chặt trên thị trường dầu toàn cầu do lực cầu trở lại mức trước đại dịch.
Sản lượng từ vùng Permian của Texas được dự báo đạt đỉnh 4,953 triệu thùng/ngày trong tháng 12. Tồn kho dầu thô tại Mỹ có thể tăng trong tuần kết thúc ngày 12/11, với ước tính thêm 1,4 triệu thùng, theo Reuters.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết đà tăng của thị trường dầu có thể hạ nhiệt bởi giá cao sẽ khuyến khích tăng sản lượng, đặc biệt là ở Mỹ. IAE dự báo giá dầu Brent trung bình khoảng 71,5 USD/thùng trong năm 2021 và 79,4 USD/thùng trong năm 2022.
Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo nói thặng dư cung có thể xuất hiện sớm nhất từ tháng 12 và duy trì sang năm sau. OPEC tuần trước hạ dự báo lực cầu thế giới quý IV 330.000 thùng/ngày so với con số đưa ra tháng 10.
Lo ngại về lực cầu xuất hiện khi châu Âu lại trở thành tâm dịch Covid-19, khiến chính phủ các nước phải tái áp đặt phong tỏa. Trung Quốc cũng đang ứng phó với đà lây lan của biến chủng Delta.
Mỹ đang cân nhắc xả kho dự trữ dầu để hạ nhiệt giá nhưng tác động được cho là không kéo dài.
Đức đình chỉ quá trình cấp phép cho Nord Stream 2, dự án sẽ giúp đưa khí đốt từ Nga vào châu Âu.
Kim loại quý
Giá vàng ngày 16/11 giảm khi số liệu bán lẻ tháng 10 tích cực giúp USD tăng giá.
Giá vàng giao ngay tại sàn New York giảm 11,8 USD xuống 1.850,4 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 1.876,9 USD/ounce, cao nhất kể từ 14/6.
Giá vàng tương lai giảm 0,7% xuống 1.854,1 USD/ounce.
Giá vàng giao ngay tại sàn New York ngày 16/11. |
Giá bạc giảm 0,9% xuống 24,81 USD/ounce.
Giá platinum giảm 2,2% xuống 1.063,5 USD/ounce.