Dự án khu sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) do Công ty Pusamcap Lai Châu làm chủ đầu tư. (Ảnh: Tiền Phong).Thông tin trên báo Tiền Phong, Công ty Pusamcap Lai Châu thực hiện dự án khu du lịch đỉnh đèo Hoàng Liên trên diện tích đất thuê là 517.541 m2. Từ năm 2012 đến 2017, giá tiền thuê đất được xác định với diện tích 100.000 m2 sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có đơn giá là 420 đồng/m2/năm. (Ảnh: Tiền Phong).Diện tích 417.541 m2 đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp có đơn giá thuê là 30 đồng/m2/năm. Theo Cơ quan thuế tỉnh Lai Châu, Công ty Pusamcap Lai Châu đang được hưởng ưu đãi khi đầu tư vào tỉnh và đơn giá hiện vẫn không thay đổi. Giai đoạn một của dự án hoàn thành và vận hành từ năm 2019 với các công trình khách sạn 3 tầng, khu nhà hàng đỉnh đèo, café cùng các hạng mục phụ trợ. (Ảnh: Lao Động).Bắt đầu từ tháng 4/2022, Công ty Pusamcap Lai Châu triển khai giai đoạn hai xây dựng các căn Bungalow nghỉ dưỡng và các hạng mục phụ trợ phục vụ khách du lịch tham quan và vui chơi giải trí. (Ảnh: Lao Động).Theo Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Lai Châu, việc triển khai xây dựng các công trình này được giấy phép xây dựng. (Ảnh: Lao Động).Ngày 23/10/2022, đoàn kiểm tra gồm Hạt kiểm lâm, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tam Đường và đại diện xã Sơn Bình có mặt tại thực địa ghi nhận nhiều diện tích rừng bị cày xới. (Ảnh: TTXVN).Song song với đó, một hộ dân ở xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có đơn kêu cứu bị công ty Pusamcap Lai Châu lấn chiếm, chồng lấn diện tích 12,7 ha. (Ảnh: Pháp luật Việt Nam).Cận cảnh các mảng rừng bị “cạo trọc” tại dự án khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên. (Ảnh: Tiền Phong).Liên quan đến việc khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên san gạt, cày xới, phá rừng và chồng lấn, lấn chiếm đất của dân, chiều 1/11, bà Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu cho Tiền Phong biết, đã chỉ đạo UBND tỉnh Lai Châu, Sở NN&PTNT và huyện Tam Đường xem xét, xử lý. (Ảnh: Lao Động).
Mục sở thị khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên “cạo trọc” núi rừng
15:48 04/11/2022
Chủ đầu tư dự án khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên (Lai Châu) đã cho máy móc san ủi, cày xới 3,5 ha trong đó có nhiều diện tích rừng bị tàn phá.
Dự án khu sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) do Công ty Pusamcap Lai Châu làm chủ đầu tư. (Ảnh: Tiền Phong).
Thông tin trên báo Tiền Phong, Công ty Pusamcap Lai Châu thực hiện dự án khu du lịch đỉnh đèo Hoàng Liên trên diện tích đất thuê là 517.541 m2. Từ năm 2012 đến 2017, giá tiền thuê đất được xác định với diện tích 100.000 m2 sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có đơn giá là 420 đồng/m2/năm. (Ảnh: Tiền Phong).
Diện tích 417.541 m2 đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp có đơn giá thuê là 30 đồng/m2/năm. Theo Cơ quan thuế tỉnh Lai Châu, Công ty Pusamcap Lai Châu đang được hưởng ưu đãi khi đầu tư vào tỉnh và đơn giá hiện vẫn không thay đổi. Giai đoạn một của dự án hoàn thành và vận hành từ năm 2019 với các công trình khách sạn 3 tầng, khu nhà hàng đỉnh đèo, café cùng các hạng mục phụ trợ. (Ảnh: Lao Động).
Bắt đầu từ tháng 4/2022, Công ty Pusamcap Lai Châu triển khai giai đoạn hai xây dựng các căn Bungalow nghỉ dưỡng và các hạng mục phụ trợ phục vụ khách du lịch tham quan và vui chơi giải trí. (Ảnh: Lao Động).
Theo Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Lai Châu, việc triển khai xây dựng các công trình này được giấy phép xây dựng. (Ảnh: Lao Động).
Ngày 23/10/2022, đoàn kiểm tra gồm Hạt kiểm lâm, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tam Đường và đại diện xã Sơn Bình có mặt tại thực địa ghi nhận nhiều diện tích rừng bị cày xới. (Ảnh: TTXVN).
Song song với đó, một hộ dân ở xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có đơn kêu cứu bị công ty Pusamcap Lai Châu lấn chiếm, chồng lấn diện tích 12,7 ha. (Ảnh: Pháp luật Việt Nam).
Cận cảnh các mảng rừng bị “cạo trọc” tại dự án khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên. (Ảnh: Tiền Phong).
Liên quan đến việc khu du lịch sinh thái đỉnh đèo Hoàng Liên san gạt, cày xới, phá rừng và chồng lấn, lấn chiếm đất của dân, chiều 1/11, bà Giàng Páo Mỷ - Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu cho Tiền Phong biết, đã chỉ đạo UBND tỉnh Lai Châu, Sở NN&PTNT và huyện Tam Đường xem xét, xử lý. (Ảnh: Lao Động).