Nghị định 65 từ "case" trái phiếu hàng chục nghìn tỷ của nhóm Trung Nam và sự hỗ trợ của VNDIRECT

Theo thông tin từ HNX, trong năm 2021, Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 đã 10 lần phát hành thành công trái phiếu với lượng vốn huy động khủng.
1-1666585787.jpeg
 

Sau sự kiện Tân Hoàng Minh, giới đầu tư loay hoay đi tìm tin về thị trường trái phiếu. Từ thời điểm đó, rất nhiều thông tin quan trọng được đưa ra. Đáng chú ý nhất là thông tin chỉ trong một thời gian chóng vánh Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 đã huy động được hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu. Việc huy động chủ yếu rơi vào khoảng tháng 6/2021 đến hết năm 2021.

Cũng từ thông tin này, giới đầu tư mở rộng ra, đi tìm hiểu các công ty thành viên khác trong hệ sinh thái của Trungnam Group thì thấy, hệ sinh thái này không những đã huy động hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu mà quá trình tăng vốn cũng gây sốc!

2-1666585798.png
 

 

Theo thông tin từ HNX, trong năm 2021, Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 đã 10 lần phát hành thành công trái phiếu với lượng vốn huy động khủng. 

Việc huy động vốn trái phiếu của công ty điện gió này khiến nhiều người bất ngờ khi chỉ trong một thời gian chóng vánh đã huy động được gần 10.000 tỷ chỉ trong vài tháng.

Thống kê cho thấy, 10 lô trái phiếu chục nghìn tỷ của điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 có thời hạn đáo hạn khá lâu, có lô đến 15 năm. Điều này khá phù hợp với chu kỳ làm dự án điện gió. Trong các lô trái phiếu phát hành năm 2021 của Trung Nam chỉ có 1 lô vừa đáo hạn.

3-1666585813.png
 
screenshot-2022-10-11-173614-1666585859.png

Cũng không quá ngạc nhiên khi Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 huy động được nguồn vốn "khủng" khi tìm hiểu sâu hơn mới thấy, công ty chỉ là một mắt xích trọng yếu trong hệ sinh thái Trung Nam Group.  
Từ thông tin Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 nêu trên, khi tìm hiểu rộng ra, chúng tôi mới biết Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 là công ty thành viên của Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group). Hồi năm 2021 và đầu năm 2022, Trung Nam Group cũng đã huy động được hơn 5.230 tỷ đồng trái phiếu!

Trung Nam Group thể hiện vai trò trung tâm của hệ sinh thái khi vốn điều lệ lên đến 20.000 tỷ đồng. Khoản trái phiếu 5.230 tỷ đồng của Trung Nam group có kỳ hạn ngắn hơn kỳ hạn của Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1. Trong số 7 lô trái phiếu của công ty, có 2 lô phát hành tháng 5 và 8 năm ngoái trong đó có 1 lô đã được mua lại trước hạn. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ có thể thấy, lô trái phiếu mua lại trước hạn đáo hạn vào 16/8/2022 trong khi lô phát hành gần đây nhất là 29/7/2022. 

4-1666585873.png
 

 

Trong hệ sinh thái của Trung Nam đáng chú ý còn có rất nhiều công ty thành viên khác và đều phát hành trái phiếu lượng lớn thời gian qua. Ví dụ như trường hợp Công ty cổ phần Điện mặt trời Trung Nam cũng do ông Nguyễn Tâm Thịnh làm Chủ tịch HĐQT/người đại diện theo pháp luật mới đây cũng phát hành trái phiếu lượng lớn lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Điện mặt trời Trung Nam đa phần huy động trái phiếu kỳ hạn 7-9 năm và toàn bộ 2.350 tỷ đồng trái phiếu của nhóm này phát hành vào năm 2019.

5-1666585890.png
 

 

screenshot-2022-10-11-172316-1666585913.png
 

Theo giới thiệu trên website, Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) đã trải qua 18 năm hoạt động với những bước tiến vượt bậc. Với hệ sinh thái đa ngành nghề bao gồm 5 lĩnh vực hoạt động: Năng lượng, Hạ tầng - Xây dựng, Bất Động sản, Công nghiệp thông tin điện tử. Ông Nguyễn Tâm Thịnh là Chủ tịch HĐQT của Trungnam Group. Ông Thịnh cũng là người chủ chốt ở nhiều công ty thành viên.

Trước đây, Trung Nam không quá nổi trội trên thị trường tài chính. Chỉ vài năm trở đây, hệ sinh thái Trung Nam đã lớn mạnh cùng với việc bước vào lĩnh vực điện mặt trời, điện gió, năng lượng tái tạo. Quy mô vốn điều lệ của công ty tăng đột ngột từ ngưỡng không ai biết lên ngưỡng rất cao hiện tại.

Chỉ tính riêng những công ty đang phát hành lượng lớn trái phiếu gần đây thì nhóm các công ty Trung Nam đã có quy mô vốn điều lệ hơn 40.000 tỷ đồng. Nếu tính hết hệ thống 31 công ty con (theo báo cáo tài chính 2021) thì số vốn điều lệ của hệ sinh thái Trung Nam sẽ khổng lồ đến mức hiếm có tập đoàn kinh tế tư nhân nào đạt được. Cá biệt, riêng Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group)-công ty trung tâm của hệ thống- thì số vốn điều lệ lên đến 20.000 tỷ đồng tức hơn quy mô vốn của nhiều ngân hàng thương mại và các "ông lớn" bất động sản khác. 
Cũng phải nói thêm rằng, đầu năm 2021, mức vốn điều lệ của Trung Nam Group mới chỉ 10.000 tỷ đồng và trong năm 2021 tại thời điểm phát hành trái phiếu thì số vốn điều lệ mới 14.825 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2021 đã nhảy lên con số 20.000 tỷ đồng trên báo cáo tài chính kết thúc năm 2021.

Quá trình tăng vốn chóng vánh của Trung Nam Group đặt ra dấu hỏi: Ai, tiền đâu mà góp nhiều vốn đến thế? Trong khi hệ thống Trung Nam vốn "khủng" thì năm 2020 công ty chỉ đạt 570 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt có 603 đồng và năm 2021 đạt 1.634 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, EPS đạt 1.227 đồng. Về con số tài chính của Trung Nam và các ghi nhận thoái vốn công ty con, các khoản phải thu, phải trả luân chuyển với tốc độ chóng mặt thì chúng tôi sẽ có phân tích sâu hơn trong bài viết khác. Bài viết này chúng tôi chỉ đặt dấu hỏi ngỏ: việc tăng vốn điều lệ khủng của Trung Nam có bao nhiêu phần là chất?

6-1666585951.jpeg
 
screenshot-2022-10-11-173216-1666585968.png
 

Ông Nguyễn Tâm Thịnh là Chủ tịch HĐQT của Trung Nam Group. Không chỉ thế,  ông Nguyễn Tâm Thịnh cũng là người đại diện cho CTCP Trung Nam, Năng lượng tái tạo Trung Nam, điện mặt trời Trung Nam Trà Vinh. 

Cùng với việc quy mô vốn điều lệ của Trung Nam Group tăng nhạn và nhiều bất ngờ thì ông chủ của hệ sinh thái là Nguyễn Tâm Thịnh cũng thường xuyên có hoạt động thế chấp lượng "khủng" cổ phiếu CTCP Đầu tư xây dựng Trung Nam tại các ngân hàng, công ty chứng khoán để huy động vốn. 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hoạt động thế chấp cổ phiếu các doanh nghiệp trong hệ sinh thái Trung Nam được ông Thịnh thực hiện từ năm 2019 nhưng phải đến năm 2021 mới là năm cao điểm của việc thế chấp. Một số khoản thế chấp lớn phải kể đến như:

- 9/4/2021: Ông Nguyễn Tâm Thịnh thế chấp 30 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Trung Tâm.

- 26/04/2021: Ông Nguyễn Tâm Thịnh thế chấp 43,02 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Trung Tâm.

- 26/5/2021: Ông Nguyễn Tâm Thịnh thế chấp 5 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam tại Ngân Hàng Agribank chi nhánh Sở giao dịch. 

-01/07/2021: Ông Nguyễn Tâm Thịnh thế chấp 100 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam tại VNDIRECT.

- 28/01/2022: Ông Nguyễn Tâm Thịnh thế chấp 60 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) Chi Nhánh 4 Thành Phố Hồ Chí Minh. 

-04/03/2022: Ông Nguyễn Tâm Thịnh thế chấp 28 triệu Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam (thuộc hợp đồng giao dịch tài sản đảm bảo ký ngày 25/1/2022) tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Trung Tâm (Sacombank).

-04/03/2022: Ông Nguyễn Tâm Thịnh tiếp tục thế chấp 56 triệu Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam (thuộc hợp đồng giao dịch tài sản đảm bảo ký ngày 26/1/2022) tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Trung Tâm (Sacombank).

-30/08/2022: Ông Nguyễn Tâm Thịnh thế chấp 50 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam tại VNDIRECT.

Như vậy là, trong 2 năm gần đây ông Nguyễn Tâm Thịnh đã liên tục lấy cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam vào các ngân hàng, công ty chứng khoán để "xoay" tiền.

Tiếp đến, báo cáo tài chính Trung Nam lại ghi nhận khá nhiều khoản giao dịch phải thu, phải trả với ông Nguyễn Tâm Thịnh.

Có lẽ, giới người giàu của Việt Nam sẽ không thể ngờ tới, chỉ tính riêng tại Trung Nam Group-công ty có vốn điều lệ 20.000 tỷ đồng- thì ông Nguyễn Tâm Thịnh là cổ đông đóng góp 14.300 tỷ đồng tương ứng hơn 68% vốn điều lệ.

Nếu quay lại phía trên nhìn lại một chút sẽ thấy, thậm chí nguồn lợi nhuận tích luỹ cả năm 2020-2021 của Trung Nam cũng không thể mang về cho cổ đông Tâm Thịnh khoản tiền lớn như thế để góp vốn vào Trung Nam để tăng vốn. Vậy thì, nguồn tiền nào để ông Nguyễn Tâm Thịnh làm điều này?

Nếu ngồi tính được hết lượng trái phiếu mà hệ thống các doanh nghiệp thuộc "nhóm'' Trung Nam huy động được thì có lẽ, những "đại gia" trái phiếu như Tân Hoàng Minh đã bị gọi tên đều thua. Nếu cố gắng cộng các khoản cổ phiếu mà cá nhân ông Nguyễn Tâm Thịnh đem vào ngân hàng thế chấp thì sẽ thấy, các con số đều rất lớn. Có hay không rủi ro hệ thống khi mà, câu chuyện về điện gió, điện mặt trời vẫn đang gây tranh cãi về tính hiệu quả trong khi nguồn tiền huy động đã lên đến con số "cực khủng"?

screenshot-2022-10-11-172901-1666585993.png
 

 

Năm 2021 là năm bùng nổ của thị trường chứng khoán. Các công ty chứng khoán cũng tận dụng triệt để hiệu ứng FOMO (tâm lý sợ bỏ lỡ) của các nhà đầu tư, làm gia tăng mạnh các nhà đầu tư F0. Báo cáo thường niên năm 2021 của chứng khoán VnDirect ghi nhận số liệu từ VSD cho vbiết các nhà đầu tư cá nhân đã mở mới hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khoán trong năm 2021, tăng gần gấp 4 lần so với năm trước đó. Tổng cho vay hoạt động ký quỹ và ứng trước tiền bán chứng khoán gần 15.500 tỷ đồng, gấp 3,3 lần số đầu năm, trong đó chon vay margin hơn 14.400 tỷ đồng và tăng lên thành gần 16.100 tỷ đồng đến cuối quý 1/2022.

Hiệu ứng FOMO cũng khiến các công ty chứng khoán “rơi” vào vòng xoáy trái phiếu của các doanh nghiệp. Cùng với đó, các tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu cũng đang được quan tâm đến, các giao dịch liên quan đến trái phiếu cũng được nhắc đến nhiều. Và thống kê quan trọng nhất: VnDirect giao dịch hơn 201 nghìn tỷ đồng trái phiếu trong năm 2021.

Sở dĩ câu chuyện của VNDIRECT được đưa ra cùng bàn cân cân đo đong đếm Trung Nam là bởi, VNDIECT không những là bên nhận thế chấp lượng lớn cổ phiếu Trung Nam (tăng vốn một cách khá bất ngờ) mà còn là bên thu xếp gần như tất cả trái phiếu giá trị tính theo mệnh giá lên đến con số chục nghìn tỷ trái phiếu của Trung Nam.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 của VnDirect cho biết tổng giá trị giao dịch thực hiện trong năm 2021 của công ty chứng khoán này là hơn 2,05 triệu tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch của các nhà đầu tư hơn 1,84 triệu tỷ đồng. 

Tổng giá trị giao dịch của công ty trong năm đạt hơn 215.300 tỷ đồng, thì có đến hơn 201 nghìn tỷ đồng là giao dịch trái phiếu.

Không chỉ đóng vai trò "trung tâm giao dịch trái phiếu" với số lượng lên đến hàng trăm nghìn tỷ, VnDirect cũng tham gia sâu vào thị trường trái phiếu với việc phát hành 1.250 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2021.

7-1666586006.png
 

 

BCTC năm 2021 ghi nhận tổng dư nợ vay tài chính ngắn hạn đến 31/12/2021 hơn 20.400 tỷ đồng, trong đó vay ngắn hạn bằng VND hơn 15.200 tỷ đồng và vay bằng USD gần 5.200 tỷ đồng. Vay bằng VND thực hiện tại các ngân hàng, trong đó chủ nợ lớn nhất là BIDV gần 3.300 tỷ đồng; Vietcombank hơn 1.800 tỷ đồng, Vietinbank hơn 1.700 tỷ đồng còn lại ở các ngân hàng khác gần 8.400 tỷ đồng. Dư nợ ngắn hạn của VnDirect đã tăng hơn gấp đôi so với thời điểm đầu năm 2021. Trong đó khoản nợ từ BIDV đã tăng gấp đôi.

8-1666586015.png
 

 

Năm 2022, VnDirect đã tiến hành tăng vốn với mục đích tăng quy mô hoạt động của công ty để mở rộng năng lực cho vay ký quỹ khách hàng, tăng năng lực phát hành và phân phối chứng quyền có bảo đảm, đồng thời bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh hợp pháp khác của công ty. Trước đó năm 2021 VnDirect cũng đã từng tăng vốn lớn, gần gấp đôi. 

VnDirect thành lập năm 2006 với vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng. Một năm sau đó, tăng vốn gấp 6 lần lên 300 tỷ đồng. Vốn điều lệ này được giữ nguyên đến năm 2010 công ty liên tiếp tăng vốn điều lệ 2 lần, lên 450 tỷ đồng rồi lên xấp xỉ 1.000 tỷ đồng - gấp 3,3 lần đầu năm.

Năm 2014 Vndirect tăng lại vốn lên 1.550 tỷ đồng nhằm tập trung vào hoạt động môi giới chứng khoán và cho vay margin. Năm 2018 công ty tiến hành tăng vốn lên hơn 2.200 tỷ đồng. Năm 2021 VnDirect tiếp tục công cuộc tăng vốn từ 2.200 tỷ đồng lên gần 4.350 tỷ đồng.

Chưa hết năm 2022, Vndirect đã thực hiện đợt tăng vốn với tỷ lệ tăng rất lớn, từ 4.350 tỷ đồng lên 12.178 tỷ đồng tương ứng tăng gấp 2,8 lần ban đầu và gấp hơn 5 lần cùng thời điểm này năm ngoái.

VNDIRECT lớn mạnh như thổi trong cuộc đua trái phiếu vào năm 2019-2021 và đáng mừng cho công ty khi sự lớn mạnh đó từng đem lại sự thịnh vượng cho những nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu VND. Nhưng, sự lớn mạnh đó cũng đang khiến giới đầu tư chìm sâu vào thua lỗ khi mà những góc khuất trái phiếu đang dần lộ diện.

Với năng lực rất nhiều năm trong lĩnh vực tài chính, VNDIRECT bỏ qua yếu tố bất thường trong hành trình tăng vốn của Trung Nam để tư vấn, bảo lãnh phát hành rất nhiều trái phiếu cho hệ thống Trung Nam và phân phối ra thị trường cũng là câu hỏi ngỏ.

screenshot-2022-10-11-173748-1666586037.png
 

 

Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ như một chiếc phễu lọc. Chiếc phễu này dường như đang phát huy được ưu thế của nó khi mà, những khoản trái phiếu nghìn tỷ khó hiểu không còn bung ra thị trường nữa.

Nghị định 65 đưa ra trong bối cảnh Trung Nam-VNDIRECT để thấy được một bức tranh khác: Với số lượng trái phiếu khủng, mỗi năm như năm 2021, Trung Nam đang gánh hơn 2.800 tỷ đồng chi phí lãi vay. Đó là chưa kể, ngoài trái phiếu kỳ hạn dài thì hệ thống Trung Nam cũng có một số trái phiếu đáo hạn trong vài năm tới

Có lẽ, giới đầu tư đang ngóng đợi một câu trả lời.