Trong Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 tổ chức đầu tháng 10/2022, Công ty CP Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex cho biết, sẽ hoàn tất thủ tục pháp lý để mở thủ tục phá sản, trong quá trình tìm kiếm nguồn lực mới và nhà đầu tư có tiềm năng để thực hiện phương án phục hồi kinh doanh. Hện Cadovimex đang có tổng nợ phải trả trên 1.200 tỷ đồng.
Trong báo cáo tài chính bán niên 2022 đã soát xét, tính đến thời điểm 30/6/2022, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của Cadovimex là 429 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm.
Trong đó, chủ nợ lớn của công ty là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - Chi nhánh Cà Mau với khoản cho vay 126,5 tỷ đồng. Trong đó, khoản vay bằng VND là 77,5 tỷ đồng, còn lại là khoản vay hơn 2,07 triệu USD.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với số dư 106,7 tỷ đồng (gồm 90,4 tỷ VND và 699.279 USD). Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là 40 tỷ đồng.
Đây là các khoản vay có tài sản bảo đảm như máy móc, thiết bị tại Xí nghiệp Nam Long và Xí nghiệp F72; nhà xưởng…
Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Khu vực Minh Hải cho vay 95,4 tỷ VND được thế chấp, cầm cố tài sản hình thành trong tương lai; Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) có khoản cho vay hơn 2,375 triệu USD quy đổi ra 55,7 tỷ VND.
Bên cạnh đó, Cadovimex đang ghi nhận hơn 777,8 tỷ đồng lãi vay phải trả các tổ chức tín dụng và được hạch toán tại khoản mục phải trả khác. Trong đó có các khoản phải trả lớn cho VDB (412,3 tỷ đồng), BIDV (181,3 tỷ đồng), Agribank (120 tỷ đồng). Còn lại một số khoản nhỏ dưới 35 tỷ đồng phải trả cho MBBank, Vietcombank và Sacombank.
Tại thời điểm cuối quý II/2022, Cadovimex ghi nhận 176,8 tỷ đồng phải thu khách hàng ngắn hạn. Tuy nhiên, đây hầu hết là các khoản nợ xấu mà Công ty đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi như khoản nợ của South China Seafood (82,1 tỷ đồng) và Cadovusa Global Join Trade Corp (55,4 tỷ đồng).
Cadovimex cho biết, hiện các cơ sở hạ tầng và máy móc, thiết bị thế chấp tại các ngân hàng đã bị xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí chỉ còn vỏ bọc bên ngoài hoặc là cụm phế liệu không thể sử dụng được.
Ban lãnh đạo Công ty đã tiến hành thỏa thuận với nhiều ngân hàng để cho phép duy tu, bảo dưỡng, cải thiện năng suất nhưng không thành. Chính vì thế, Công ty hiện gặp khó khăn trong việc huy động vốn nâng cấp trang thiết bị.
Theo báo cáo các ngân hàng thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật thuế hiện hành. Đến cuối năm 2021, các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước đã nộp vào ngân sách nhà nước là 22.516,4 tỷ đồng, trong đó: Vietinbank: 5.247,8 tỷ đồng; BIDV: 5.169 tỷ đồng; VCB: 7.517 tỷ đồng và Agribank: 4.582,6 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu năm 2021 là 58.451 tỷ đồng, tăng 970 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tỷ lệ tăng 1,69%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2021 là 1,23% (giảm 9% so với năm 2020).
Về tình hình quản lý tài sản, nợ phải thu, phải trả: các khoản nợ phải thu (ngoài các khoản phải thu từ hoạt động tín dụng) là 62.560,1 tỷ đồng, tăng 14.697,3 tỷ đồng so với năm 2020.
Trong đó Vietinbank có các khoản nợ phải thu lớn nhất là 32.812 tỷ đồng, tăng 11.585 tỷ đồng so với năm 2020 (tăng chủ yếu các khoản phải thu bên ngoài).
BIDV có các khoản nợ phải thu là 7.839 tỷ đồng, giảm 1.945 tỷ đồng so với năm 2020.
VCB có các khoản nợ phải thu (ngoài các khoản phải thu từ hoạt động tín dụng) là 14.140,8 tỷ đồng, tăng 7.969,6 tỷ đồng so với năm 2020 (tăng chủ yếu các khoản phải thu khác bên ngoài).
Agribank có các khoản nợ phải là 7.768,3 tỷ đồng, giảm 2.912,3 tỷ đồng so cuối năm 2020.
Cadovimex từng là một trong những doanh nghiệp thủy sản lớn (thành lập năm 1985) với doanh thu nhiều năm lên tới nghìn tỷ đồng, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như nợ khó đòi, gánh nặng nợ vay, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn…, Công ty đang trong giai đoạn xuống dốc.
Năm 2015, doanh thu của Cadovimex sụt giảm từ 480 tỷ đồng (năm 2014) về 196 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa tới 0,4 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2021, Công ty thua lỗ triền miên, với số lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2021 là 1.355 tỷ đồng.