Trên sàn HOSE cổ phiếu tăng giá áp đảo so với cổ phiếu giảm giá 208 (2 cổ phiếu trần)/140(1 cổ phiếu sàn). Tuy nhiên giá trị giao dịch chỉ dừng ở mức 14,056 tỷ thấp nhất trong 7 ngày giao dịch gần đây.
Chỉ còn hai nhóm ngành chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm đỏ. 23 nhóm ngành còn lại theo VietstockFinance đều đã hiện sắc xanh (xem hình) trong đó ngành chứng khoán tăng 3.28% mạnh nhất toàn thị trường.
Toàn thị trường chỉ có EVS đỏ và ART đứng giá. EVS là một cổ phiếu chứng khoán thường xuyên đi ngược lại xu hướng của ngành. 23 cổ phiếu chứng khoán còn lại đều xanh. Xanh mạnh trên 5% có VDS, MBS, VCI, SHS. Thị trường vừa đảo chiều cổ phiếu chứng khoán đã tăng vọt, trong một thị trường mà các cổ phiếu không còn nhiều thông tin biến động thì cổ phiếu chứng khoán lại trở thành hàn thử biểu đúng nghĩa của thị trường chứng khoán vì kết quả kinh doanh cổ phiếu ngành này có mối liên hệ mật thiết với sự lên xuống của thị trường.
Trong VN30 22 cổ phiếu xanh và 6 cổ phiếu đỏ. PLX, SSI , VNM dẫn đầu đà tăng với mức tăng 3.9%, 2.8%, 2.8%, trong khi SAB, VIC, VRE với mức giảm 2.1%, 1.5%, 0.7% là ba cổ phiếu giảm mạnh nhất. Ba cổ phiếu BID, VNM, GAS là ba cổ phiếu tác động tốt nhất tới VN-Index với mức tăng lần lượt là 1.35, 1.12, 1.02 điểm. Trong khi ba cổ phiếu tiêu cực nhất VIC, SAB, PGV lấy đi của VN-Index 0.93, 0.62, 0.13 điểm.
Một ngày đảo chiều ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia và đi ngược với chứng khoán thế giới. Không ai biết trước được ngày mai, nhưng hôm nay chứng khoán Việt Nam mạnh hơn đa phần các thị trường khác trên thế giới. Bởi vì nó dựa trên một nền kinh tế đang chắc chắn hơn sự bất ổn của thế giới rất nhiều. Phải không?
14h: Đổi màu nhanh như cổ phiếu “chứng khoán”
VN-Index đang xanh nhẹ 0.31 điểm. Ngành ngân hàng còn giảm 0.31%, bất động sản vẫn giảm 0.18% tuy nhiên chứng khoán xanh tới 1.28% đủ cân lại giúp thị trường xanh điểm.
Đúng là trở mặt nhanh như chứng khoán, vừa mới trong top ngành âm nặng nhất thị trường đã vọt cái lên top những ngành xanh mạnh nhất. Chớp mắt 19 cổ phiếu đã xanh chỉ còn 4 cổ phiếu đỏ. Gia nhập nhóm tăng mạnh ngoài APS (2.78%) và WSS (2.3%) còn có AGR (2.71%), SHS (2.21%), VCI (2.37%), VDS (3.87%). VND đang tăng 0.45%, SSI tăng tới 1.42%.
Ngành vật liệu xây dựng cũng tăng 0.68%. Ông lớn HPG tăng 0.43% trong khi HSG tăng 2.16%, NKG tăng 0.93%, HT1 cũng tăng khá 2.19%. Những tháng còn lại đầu tư công được dự báo sẽ tăng tốc mạnh là cảm hứng cho nhóm ngành này từ nay đến cuối năm.
Phiên sáng: Thị trường đang có dấu hiệu hồi phục
VN-Index chỉ còn giảm 0.01% (chốt ở 1,260.29), VN30 còn giảm 0.37% (chốt ở 295.17) trong khi HNX-Index đã xanh 0.15%. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam khá cứng so với khu vực.
Số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá trên sàn HOSE đã có cải thiện 164 (6 cổ phiếu trần)/271 (1 cổ phiếu sàn).
HAX hiện đang trong nhóm tăng trần trên sàn HOSE. Doanh nghiệp này mới có nghị quyết đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đó Haxaco sẽ chi 470 tỷ mua đất để phát triển Dự án Khu phức hợp kinh doanh Ô tô kết hợp văn phòng, căn hộ cao cấp. Địa chỉ dự án tại đường Võ Văn Kiệt, khu phố 3, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM; diện tích 5,798 m2, loạt đất tại đô thị, số tầng cao xây dựng tối đa 24 tầng.
Ngành khai khoáng vươn lên dẫn đầu thị trường với 3.05%. Ngành dầu khí, khai thác than tăng mạnh nhất. MVB (3.26%), NBC (2.91%), PVB (6.17%), PVC (9.73%), PVS (4.49%), TC6 (5.15%), TVD (3.13%).
Trên 7,700 tỷ đồng được rót vào sàn HOSE. Thị trường đang có dấu hiệu tốt dần lên so với đầu phiên.
11h00: Cổ phiếu chứng khoán đồng loạt giảm
Ngành chứng khoán đã giảm tới 1.38%, trong đó SSI, VND và HCM đều giảm trên 1%. Tuy nhiên APS lại ngược dòng tăng 2.22% và WSS tăng 1.15%.
Ngân hàng đang giảm 0.47% với BID tăng 0.91%, VCB tăng 0.13%. VCB có thông tin sắp đón nhận tái cơ cấu một ngân hàng. BID từ 21/6 đến 22/8 tăng từ 29,500 tới 38,450 tỷ lệ 30.33% vượt trội so với VN-Index là 6.7%.
Bất động sản chỉ giảm nhẹ 0.28%. Đáng chú ý API tăng mạnh 9.71% có thể đây là nguyên nhân khiến APS ngược dòng tăng giá trong ngành chứng khoán. Ngoài API, tăng khá mạnh còn có BCM tăng 3.74%, EVG (2.46%), LHG (4.9%). Cả ba cổ phiếu bất động sản họ nhà VIC đều đang giảm, gồm VIC (1.36%), VHM (0.34%), VRE(1.55%).
Giảm đầu phiên
Đêm qua thị trường chứng khoán Mỹ giảm rất mạnh, Dow Jones giảm 1.91%, S&P500 giảm 2.14%, Nasdaq giảm 2.55%. Sáng nay các thị trường châu Á trọng điểm cũng giảm. Nikkei 225 giảm 1.21%, Taiwan Weighted giảm 1.03%, còn các thị trường khác giảm dưới 1%. Duy nhất IDX Composite tăng nhẹ 0.19%.
Chỉ số phái sinh VN30F2209 mở phiên ATO giảm mạnh 5.3 điểm từ 1,271 điểm còn 1,265.7 điểm.
VN-Index giảm nhẹ 3.92 điểm (0.31%) còn 1,256.51 điểm. VN30 giảm mạnh hơn giảm 6.47 điểm (0.5%) còn 1,278.98 điểm. HNX-Index giảm 1.13 điểm (0.38%) còn 293.6 điểm, UPCoM giảm 0.07 điểm (0.08%) còn 92.15 điểm. Trên cả hai sàn tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá là 99 (4 cổ phiếu trần)/366 (0 cổ phiếu sàn).
Rổ VN30 có 6 cổ phiếu tăng giá 23 cổ phiếu giảm giá. GAS tăng 1.4% và là cổ phiếu tăng mạnh nhất. Phía giảm giá đang có 5 cổ phiếu giảm trên 1% đó là VRE (1.5%), HDB 1.4%, VIB 1.2%, VPB 1.1%, SSI (1%).
Ngành tiện ích là điểm sáng của thị trường khi đang tăng 0.48%. Chú ý có ASP và PVG đang trần. Các cổ phiếu tăng mạnh có CNG (2.71%), PCG (7.04%), PGC (3.35%), PGS 4.29%. Chủ yếu là các cổ phiếu phân phối khí đốt thiên nhiên.
Chứng khoán tuy chỉ giảm 0.9% nhưng có tới 20/25 cổ phiếu giảm giá, 5 cổ phiếu còn lại đi ngang không cổ phiếu nào tăng.
Từ giờ đến cuối tháng 8 và một phần tháng 9 thị trường chứng khoán có thể không còn nhiều thông tin hỗ trợ, giá khó bật mạnh. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở một vị thế tốt hơn thị trường chứng khoán thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP có thể trên 9% với lạm phát trên dưới 4% và chưa có hiện tượng Ngân hàng Nhà nước hút tiền mạnh.
Trên sàn HOSE cổ phiếu tăng giá áp đảo so với cổ phiếu giảm giá 208 (2 cổ phiếu trần)/140(1 cổ phiếu sàn). Tuy nhiên giá trị giao dịch chỉ dừng ở mức 14,056 tỷ thấp nhất trong 7 ngày giao dịch gần đây.
Chỉ còn hai nhóm ngành chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm đỏ. 23 nhóm ngành còn lại theo VietstockFinance đều đã hiện sắc xanh (xem hình) trong đó ngành chứng khoán tăng 3.28% mạnh nhất toàn thị trường.
Toàn thị trường chỉ có EVS đỏ và ART đứng giá. EVS là một cổ phiếu chứng khoán thường xuyên đi ngược lại xu hướng của ngành. 23 cổ phiếu chứng khoán còn lại đều xanh. Xanh mạnh trên 5% có VDS, MBS, VCI, SHS. Thị trường vừa đảo chiều cổ phiếu chứng khoán đã tăng vọt, trong một thị trường mà các cổ phiếu không còn nhiều thông tin biến động thì cổ phiếu chứng khoán lại trở thành hàn thử biểu đúng nghĩa của thị trường chứng khoán vì kết quả kinh doanh cổ phiếu ngành này có mối liên hệ mật thiết với sự lên xuống của thị trường.
Trong VN30 22 cổ phiếu xanh và 6 cổ phiếu đỏ. PLX, SSI , VNM dẫn đầu đà tăng với mức tăng 3.9%, 2.8%, 2.8%, trong khi SAB, VIC, VRE với mức giảm 2.1%, 1.5%, 0.7% là ba cổ phiếu giảm mạnh nhất. Ba cổ phiếu BID, VNM, GAS là ba cổ phiếu tác động tốt nhất tới VN-Index với mức tăng lần lượt là 1.35, 1.12, 1.02 điểm. Trong khi ba cổ phiếu tiêu cực nhất VIC, SAB, PGV lấy đi của VN-Index 0.93, 0.62, 0.13 điểm.
Một ngày đảo chiều ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia và đi ngược với chứng khoán thế giới. Không ai biết trước được ngày mai, nhưng hôm nay chứng khoán Việt Nam mạnh hơn đa phần các thị trường khác trên thế giới. Bởi vì nó dựa trên một nền kinh tế đang chắc chắn hơn sự bất ổn của thế giới rất nhiều. Phải không?
14h: Đổi màu nhanh như cổ phiếu “chứng khoán”
VN-Index đang xanh nhẹ 0.31 điểm. Ngành ngân hàng còn giảm 0.31%, bất động sản vẫn giảm 0.18% tuy nhiên chứng khoán xanh tới 1.28% đủ cân lại giúp thị trường xanh điểm.
Đúng là trở mặt nhanh như chứng khoán, vừa mới trong top ngành âm nặng nhất thị trường đã vọt cái lên top những ngành xanh mạnh nhất. Chớp mắt 19 cổ phiếu đã xanh chỉ còn 4 cổ phiếu đỏ. Gia nhập nhóm tăng mạnh ngoài APS (2.78%) và WSS (2.3%) còn có AGR (2.71%), SHS (2.21%), VCI (2.37%), VDS (3.87%). VND đang tăng 0.45%, SSI tăng tới 1.42%.
Ngành vật liệu xây dựng cũng tăng 0.68%. Ông lớn HPG tăng 0.43% trong khi HSG tăng 2.16%, NKG tăng 0.93%, HT1 cũng tăng khá 2.19%. Những tháng còn lại đầu tư công được dự báo sẽ tăng tốc mạnh là cảm hứng cho nhóm ngành này từ nay đến cuối năm.
Phiên sáng: Thị trường đang có dấu hiệu hồi phục
VN-Index chỉ còn giảm 0.01% (chốt ở 1,260.29), VN30 còn giảm 0.37% (chốt ở 295.17) trong khi HNX-Index đã xanh 0.15%. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam khá cứng so với khu vực.
Số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá trên sàn HOSE đã có cải thiện 164 (6 cổ phiếu trần)/271 (1 cổ phiếu sàn).
HAX hiện đang trong nhóm tăng trần trên sàn HOSE. Doanh nghiệp này mới có nghị quyết đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đó Haxaco sẽ chi 470 tỷ mua đất để phát triển Dự án Khu phức hợp kinh doanh Ô tô kết hợp văn phòng, căn hộ cao cấp. Địa chỉ dự án tại đường Võ Văn Kiệt, khu phố 3, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM; diện tích 5,798 m2, loạt đất tại đô thị, số tầng cao xây dựng tối đa 24 tầng.
Ngành khai khoáng vươn lên dẫn đầu thị trường với 3.05%. Ngành dầu khí, khai thác than tăng mạnh nhất. MVB (3.26%), NBC (2.91%), PVB (6.17%), PVC (9.73%), PVS (4.49%), TC6 (5.15%), TVD (3.13%).
Trên 7,700 tỷ đồng được rót vào sàn HOSE. Thị trường đang có dấu hiệu tốt dần lên so với đầu phiên.
11h00: Cổ phiếu chứng khoán đồng loạt giảm
Ngành chứng khoán đã giảm tới 1.38%, trong đó SSI, VND và HCM đều giảm trên 1%. Tuy nhiên APS lại ngược dòng tăng 2.22% và WSS tăng 1.15%.
Ngân hàng đang giảm 0.47% với BID tăng 0.91%, VCB tăng 0.13%. VCB có thông tin sắp đón nhận tái cơ cấu một ngân hàng. BID từ 21/6 đến 22/8 tăng từ 29,500 tới 38,450 tỷ lệ 30.33% vượt trội so với VN-Index là 6.7%.
Bất động sản chỉ giảm nhẹ 0.28%. Đáng chú ý API tăng mạnh 9.71% có thể đây là nguyên nhân khiến APS ngược dòng tăng giá trong ngành chứng khoán. Ngoài API, tăng khá mạnh còn có BCM tăng 3.74%, EVG (2.46%), LHG (4.9%). Cả ba cổ phiếu bất động sản họ nhà VIC đều đang giảm, gồm VIC (1.36%), VHM (0.34%), VRE(1.55%).
Giảm đầu phiên
Đêm qua thị trường chứng khoán Mỹ giảm rất mạnh, Dow Jones giảm 1.91%, S&P500 giảm 2.14%, Nasdaq giảm 2.55%. Sáng nay các thị trường châu Á trọng điểm cũng giảm. Nikkei 225 giảm 1.21%, Taiwan Weighted giảm 1.03%, còn các thị trường khác giảm dưới 1%. Duy nhất IDX Composite tăng nhẹ 0.19%.
Chỉ số phái sinh VN30F2209 mở phiên ATO giảm mạnh 5.3 điểm từ 1,271 điểm còn 1,265.7 điểm.
VN-Index giảm nhẹ 3.92 điểm (0.31%) còn 1,256.51 điểm. VN30 giảm mạnh hơn giảm 6.47 điểm (0.5%) còn 1,278.98 điểm. HNX-Index giảm 1.13 điểm (0.38%) còn 293.6 điểm, UPCoM giảm 0.07 điểm (0.08%) còn 92.15 điểm. Trên cả hai sàn tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá là 99 (4 cổ phiếu trần)/366 (0 cổ phiếu sàn).
Rổ VN30 có 6 cổ phiếu tăng giá 23 cổ phiếu giảm giá. GAS tăng 1.4% và là cổ phiếu tăng mạnh nhất. Phía giảm giá đang có 5 cổ phiếu giảm trên 1% đó là VRE (1.5%), HDB 1.4%, VIB 1.2%, VPB 1.1%, SSI (1%).
Ngành tiện ích là điểm sáng của thị trường khi đang tăng 0.48%. Chú ý có ASP và PVG đang trần. Các cổ phiếu tăng mạnh có CNG (2.71%), PCG (7.04%), PGC (3.35%), PGS 4.29%. Chủ yếu là các cổ phiếu phân phối khí đốt thiên nhiên.
Chứng khoán tuy chỉ giảm 0.9% nhưng có tới 20/25 cổ phiếu giảm giá, 5 cổ phiếu còn lại đi ngang không cổ phiếu nào tăng.
Từ giờ đến cuối tháng 8 và một phần tháng 9 thị trường chứng khoán có thể không còn nhiều thông tin hỗ trợ, giá khó bật mạnh. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở một vị thế tốt hơn thị trường chứng khoán thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP có thể trên 9% với lạm phát trên dưới 4% và chưa có hiện tượng Ngân hàng Nhà nước hút tiền mạnh.