Ăn khi đói: Bưởi là loại trái cây được nhiều người giảm cân ưa chuộng. Để giảm mỡ trắng, giữ eo thon nhiều người chọn cách sáng dậy điểm tâm bằng một trái bưởi, rồi ăn trưa cũng bằng bưởi. Song bạn không nên lạm dụng cách này ít nhất là đối với người có nguy cơ đau dạ dày.
Là thực phẩm tốt cho cơ thể nhưng trong bưởi có chất acid citric rất cao (khoảng 14-15%). Chính vì thế, ăn vào buổi sáng lúc bụng đang đói, chất acid có thể sẽ làm dạ dày của bạn bị tổn hại.
Tốt nhất nên ăn bưởi sau khi ăn cơm sẽ giúp cho việc tiêu hóa được tốt hơn, đồng thời cũng cải thiện tình trạng cao cholesterol của cơ thể.
Ăn bưởi ngay sau uống rượu, hút thuốc: Trong bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì thế tốt nhất bạn nên ăn bưởi hoặc uống nước bưởi sau khi hút thuốc lá, uống rượu khoảng 48 giờ.
Ăn bưởi khi bị bệnh dạ dày, tá tràng: Những người mắc bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, bên cạnh đó, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Nguyên nhân là bởi sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của những người này tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.
Ăn bưởi cùng gan lợn: Bạn nên nhớ không nên ăn bưởi cùng với gan lợn. Bởi trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
Ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột: Ngoài ra, cà rốt, dưa chuột cũng không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.