Quảng trường Đinh Tiên Hoàng đế hơn 1.000 tỷ bao giờ mới xong?
08:32 19/08/2022
Dự án được tỉnh Ninh Bình quyết định đầu tư xây dựng từ năm 2009 với tổng kinh phí 1.543 tỷ đồng. Tuy nhiên dự án chậm tiến độ hơn 10 năm và nhiều hạng mục xuống cấp.
Mục lục
Tìm hiểu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, dự án quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng được tỉnh Ninh Bình quyết định đầu tư xây dựng từ năm 2009 với tổng kinh phí 1.543 tỷ đồng. Thời điểm đó, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình được giao làm chủ đầu tư dự án.Tháng 10/2013, dự án được bàn giao cho UBND thành phố Ninh Bình làm chủ đầu tư. Mục tiêu là xây dựng một khu trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng quy mô lớn, đáp ứng các hoạt động văn hóa của tỉnh, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống văn hóa, lịch sử vùng Cố đô - Hoa Lư.Tiếp đó cuối năm 2014, dự án đã điều chỉnh lại. UBND tỉnh Ninh Bình quyết định giảm diện tích đất thực hiện dự án từ 56 ha xuống còn 34 ha. Ngoài ra, còn quyết định mở rộng hạng mục đường hầm là đoạn đường Đinh Tiên Hoàng đi qua quảng trường từ một làn xe lên 2 làn xe. Tổng nguồn vốn không thay đổi.Sau khi điều chỉnh dự án, chủ đầu tư cũng tiến hành xây dựng xong hạng mục đường hầm vào năm 2015 và tiếp tục giải phóng mặt bằng các hộ dân ở dọc bên đường quốc lộ 1A nằm trong dự án.Đến năm 2020, UBND tỉnh Ninh Bình lại điều chỉnh một số hạng mục của dự án. Cụ thể, khu vực giáp đường quốc lộ 1A sẽ không xây dựng cổng thành, bãi đỗ xe như thiết kế mà chuyển thành tiểu cảnh tạo không gian cảnh quan. Dự án được điều chỉnh tổng số vốn từ 1.543 tỷ đồng xuống 1.430 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2024.Dù được rót vốn hơn nghìn tỷ nhưng đến nay sau hơn 10 năm triển khai, dự án vẫn chậm tiến độ, nằm “đắp chiếu” trong một thời gian dài, nhiều hạng mục có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.Mới đây vào đầu tháng 3/2022, dự án quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế ở trung tâm TP. Ninh Bình đã được tái khởi động. Đơn vị thi công đưa máy móc, nguyên vật liệu đến triển khai mở rộng sân chính của quảng trường và một số hạng mục khác.Việc triển khai xây dựng tiếp một số hạng mục khác của quảng trường là để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình và 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình (1/4/1992 - 1/4/2022).Được biết, để tiếp tục triển khai, dự án đã được bố trí thêm số tiền khoảng 30 tỷ từ nguồn vốn đầu tư công. Với số tiền này, nhà thầu thi công sẽ lát đá mở rộng thêm khu vực sân chính quảng trường, làm một số hạng mục xung quanh nhằm tạo cảnh quan, khẩn trương hoàn thiện sân sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quảng trường chuẩn bị cho lễ kỷ niệm tổ chức tại đây.Thế nhưng, hơn 5 tháng kể từ khi được tái khởi động, theo ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, đại công trường thi công dự án vẫn ngổn ngang các loại vật liệu. Nhiều vị trí vẫn rơi vào cảnh nhếch nhác, nham nhở chưa được thi công.Sân sảnh của quảng trường có nhiều hố sâu không được che chắn.Nhiều hạng mục vẫn còn nằm trơ trọi.Vật liệu xây dựng chất đống nhưng không được thi công.Quảng trường rộng hàng chục hecta ở Ninh Bình biến thành những bãi cỏ dại mọc tốt um tùm ngay giữa lòng thành phố.Cả dự án chỉ có một máy xúc làm việc vào ngày 18/8.Dù công trường được đặt biển báo "đang thi công" nhưng các phương tiện giao thông vẫn ngang nhiên qua lại làm hư hỏng các phiến đá.Khu vực phía sau tượng đài giáp với quốc lộ 1A, sau khi cưỡng chế nhiều hộ dân đến nay diện tích đất này vẫn đang bỏ hoang.
Tìm hiểu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, dự án quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng được tỉnh Ninh Bình quyết định đầu tư xây dựng từ năm 2009 với tổng kinh phí 1.543 tỷ đồng. Thời điểm đó, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình được giao làm chủ đầu tư dự án.
Tháng 10/2013, dự án được bàn giao cho UBND thành phố Ninh Bình làm chủ đầu tư. Mục tiêu là xây dựng một khu trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng quy mô lớn, đáp ứng các hoạt động văn hóa của tỉnh, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống văn hóa, lịch sử vùng Cố đô - Hoa Lư.
Tiếp đó cuối năm 2014, dự án đã điều chỉnh lại. UBND tỉnh Ninh Bình quyết định giảm diện tích đất thực hiện dự án từ 56 ha xuống còn 34 ha. Ngoài ra, còn quyết định mở rộng hạng mục đường hầm là đoạn đường Đinh Tiên Hoàng đi qua quảng trường từ một làn xe lên 2 làn xe. Tổng nguồn vốn không thay đổi.
Sau khi điều chỉnh dự án, chủ đầu tư cũng tiến hành xây dựng xong hạng mục đường hầm vào năm 2015 và tiếp tục giải phóng mặt bằng các hộ dân ở dọc bên đường quốc lộ 1A nằm trong dự án.
Đến năm 2020, UBND tỉnh Ninh Bình lại điều chỉnh một số hạng mục của dự án. Cụ thể, khu vực giáp đường quốc lộ 1A sẽ không xây dựng cổng thành, bãi đỗ xe như thiết kế mà chuyển thành tiểu cảnh tạo không gian cảnh quan. Dự án được điều chỉnh tổng số vốn từ 1.543 tỷ đồng xuống 1.430 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2024.
Dù được rót vốn hơn nghìn tỷ nhưng đến nay sau hơn 10 năm triển khai, dự án vẫn chậm tiến độ, nằm “đắp chiếu” trong một thời gian dài, nhiều hạng mục có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.
Mới đây vào đầu tháng 3/2022, dự án quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế ở trung tâm TP. Ninh Bình đã được tái khởi động. Đơn vị thi công đưa máy móc, nguyên vật liệu đến triển khai mở rộng sân chính của quảng trường và một số hạng mục khác.
Việc triển khai xây dựng tiếp một số hạng mục khác của quảng trường là để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình và 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình (1/4/1992 - 1/4/2022).
Được biết, để tiếp tục triển khai, dự án đã được bố trí thêm số tiền khoảng 30 tỷ từ nguồn vốn đầu tư công. Với số tiền này, nhà thầu thi công sẽ lát đá mở rộng thêm khu vực sân chính quảng trường, làm một số hạng mục xung quanh nhằm tạo cảnh quan, khẩn trương hoàn thiện sân sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quảng trường chuẩn bị cho lễ kỷ niệm tổ chức tại đây.
Thế nhưng, hơn 5 tháng kể từ khi được tái khởi động, theo ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, đại công trường thi công dự án vẫn ngổn ngang các loại vật liệu. Nhiều vị trí vẫn rơi vào cảnh nhếch nhác, nham nhở chưa được thi công.
Sân sảnh của quảng trường có nhiều hố sâu không được che chắn.
Nhiều hạng mục vẫn còn nằm trơ trọi.
Vật liệu xây dựng chất đống nhưng không được thi công.
Quảng trường rộng hàng chục hecta ở Ninh Bình biến thành những bãi cỏ dại mọc tốt um tùm ngay giữa lòng thành phố.
Cả dự án chỉ có một máy xúc làm việc vào ngày 18/8.
Dù công trường được đặt biển báo "đang thi công" nhưng các phương tiện giao thông vẫn ngang nhiên qua lại làm hư hỏng các phiến đá.
Khu vực phía sau tượng đài giáp với quốc lộ 1A, sau khi cưỡng chế nhiều hộ dân đến nay diện tích đất này vẫn đang bỏ hoang.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ninh Bình: Chở quá tải trọng còn chống lại hiệu lệnh của CSGT:
Việc TP.HCM phanh phui sai phạm biến nhà tái định cư thành thương mại tại dự án khu công viên văn hóa - du lịch - thể thao phía Nam đường Tạ Quang Bửu, do Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ - Xây dựng - Kinh doanh nhà Vạn Thái làm chủ đầu tư là lời cảnh báo cho các trường hợp tương tự. Hiện tại, dự án Conic Boulevard đang được rao bán trở lại cũng có nguồn gốc từ dự án tái định cư.
Công ty TNHH Thực Phẩm Quốc Tế Nam Dương (“Công ty Nam Dương”) khẳng định sản phẩm bột ngọt mang thương hiệu Meizan đạt đầy đủ các chứng nhận uy tín về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tuân thủ nghiêm túc các quy định về nhãn mác theo quy định pháp luật Việt Nam.
Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương - nhà sản xuất bột ngọt Meizan khẳng định: “đến nay, chưa có bất kỳ kết luận vi phạm nào liên quan đến sản phẩm bột ngọt Meizan từ phía cơ quan chức năng có thẩm quyền như một số báo đã thông tin và trích dẫn.”
Ngày 01/11/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị lưu hành Quyết định của Chủ tịch UBCKNN về công tác cán bộ. Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương dự và chủ trì Hội nghị.
Chiều ngày 23/10, Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Bất Động Sản Kiên Nam Land (Kiên Nam Land) và Tạp Chí VietnamTravel đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược truyền thông bất động sản trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch mới của Trung tâm Nghiên cứu phát triển Doanh nghiệp châu Á - bà Nguyễn Thị Hà, hay còn được biết đến với tên Hà Eva, là một doanh nhân có tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển du lịch bền vững.
Dự án Aria Đà Nẵng Hotel & Resort nằm ở vị trí trung tâm đắc địa tại TP. Đà Nẵng nhưng lại rơi vào cảnh hoang phế, làm xấu đi vẻ đẹp của tuyến đường ven biển.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) vừa có văn bản gửi đến UBND TP. HCM, nêu ý kiến về một số dự án nghiên cứu cũng như đề xuất ý tưởng cho Đồ án điều chỉnh...
Trước đó trên mạng xã hội lan truyền trang đầu tài liệu đề "Đơn kiến nghị và phản ánh khẩn cấp về rủi ro nghiêm trọng dẫn đến mất an toàn hoạt động… Eximbank".