Tại sao ông chủ nhiều dự án bất động sản "khủng" Donacoop tung tin sẽ mua 15 triệu liều vắc xin Pfizer rồi "bặt vô âm tín"?

Donacoop "nổ" để đánh bóng tên tuổi khi hứa mua 15 triệu liều vắc-xin rồi im bặt?

Donacoop "nổ" để đánh bóng tên tuổi khi hứa mua 15 triệu liều vắc-xin rồi im bặt?

Sau khi tung tin sẽ nhập về 15 triệu liều vắc xin Pfizer, Donacoop khẳng định đang làm thủ tục và cần hỗ trợ để chuyển 15 triệu liều vắc-xin này về nước một cách sớm nhất. Đồng thời, đại diện doanh nghiệp này cũng nói "chắc như đinh đóng cột" rằng: "Donacoop đã thỏa thuận thành công với Pfizer để nhập khẩu khoảng 15 triệu liều vắc-xin Covid-19 và phía đối tác đã chuẩn bị đủ lượng vắc-xin cung ứng".  Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 1 tháng theo lời hứa hẹn, 15 triệu liều Pfizer vẫn chưa thấy đâu mà Donacoop cũng mất hút.

Tại sao doanh nghiệp Donacoop ở Đồng Nai tung tin sẽ mua 15 triệu liều vắc xin Pfizer rồi bặt vô âm tín

Ông Bùi Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Donacoop, người đã hứa sẽ nhập 15 triệu liều vaccine phòng Covid-19 vào đầu đầu tháng 9.

Trước sự việc trên, dư luận đặt ra nghi vấn rằng liệu Donacoop đã “nổ” thông tin mua vắc xin để đánh bóng tên tuổi, thương hiệu công ty?

Vấn đề đặt ra, tại sao doanh nghiệp, hay nói đúng hơn, chủ doanh nghiệp lại có quyền đưa chính quyền, cơ quan quản lý và người dân vào câu chuyện hoang tưởng, nằm ngoài khả năng của mình?

Việc lôi kéo cả chính quyền vào câu chuyện của mình rồi "bặt vô âm tín" liệu có phải là cách làm có một doanh nghiệp làm ăn uy tín, có trách nhiệm với chính lời nói của mình, với cộng đồng xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hết sức khẩn trương, nguy cấp?

Thương hiệu Donacoop gắn liền với dự án "tai tiếng"

Tên tuổi Donacoop gắn liền với một số dự án bất động sản với quy mô khủng tại Đồng Nai. Điển hình như dự án Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng tại xã Long Hưng, huyện Long Thành, nay thuộc TP Biên Hòa. Dự án này lên kế hoạch triển khai năm từ 2008 nhưng sau 13 năm vẫn chưa giải toả xong mặt bằng.

Hiện Donacoop và người dân nơi đây vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc thoả thuận bồi thường. Theo nhiều người dân tại đây, họ không chịu thoả thuận vì giá đền bù rẻ mạt, nhiều hộ dân bị cưỡng chế thu hồi đất để làm dự án đã gửi đơn khắp nơi cầu cứu.

Theo thông tin tìm hiểu, dự án Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng do Donacoop làm chủ đầu tư, từ khi dự án này bắt đầu triển khai đã không được lòng dân. Trong biên bản một cuộc họp dân ngày 8/12/2008, ghi rõ: “100% các hộ dân dự họp không đồng ý với quyết định thu hồi đất”. 

Được biết, dự án này được UBND tỉnh Đồng Nai có thông báo chấp thuận chủ trương giao đất từ đầu năm 2007, với quy mô lên đến 1.173ha, tuy nhiên dự án này không có trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 được Chính phủ phê duyệt. Đáng chú ý, quy mô diện tích của dự án này cũng vượt quá thẩm quyền của UBND tỉnh Đồng Nai và về tài chính cũng được cho là vượt quá năng lực của Donacoop.

Donacoop từng dính lùm xùm gì trước khi nổi tiếng nhờ việc “nổ” sẽ nhập nhập 15 triệu liều vaccine phòng Covid19 Donacoop được dư luận quan tâm khi dính lùm xùm đền bù tại dự án “tỷ đô” mang tên “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” ở xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Theo phê duyệt của UBND tỉnh Đồng Nai, cả xã thuần nông Long Hưng gần như sẽ phải giải tỏa trắng, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, nên ngay từ đầu không nhận được sự đồng thuận, chính quyền phải ban hành 701 quyết định cưỡng chế để thu hồi đất của dân. 

Từ năm 2010 nhiều hộ dân Long Hưng đã làm đơn khiếu nại, tố cáo sai phạm. Phải đến tháng 3/2019, khi có ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, tỉnh Đồng Nai mới điều chỉnh quy mô dự án, không thực hiện thu hồi đất ở khu vực đông dân cư chưa bồi thường, chưa giải phóng mặt bằng, chưa làm thủ tục cho nhà đầu tư để ổn định cuộc sống người dân.  

Liên đến đến sự việc trên, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố kết luận theo Thông báo số 374/TB-TTCP ngày 9/3/2021 về “Kết quả kiểm tra, rà soát nội dung tố cáo của công dân tại dự án Khu đô thị sinh thái mở (KĐT) Long Hưng”. Cùng dự có đại diện Bộ TN-MT, Bộ Xây dựng, Ban Dân nguyện Quốc hội, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, cùng hơn 20 hộ dân đại diện cho người dân xã Long Hưng.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ thừa nhận nhiều nội dung tố cáo của người dân Long Hưng là có cơ sở, như quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng 1/5.000 để hình thành KĐT Long Hưng là chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1996-2010.

Việc UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản cho phép đầu tư 3 dự án KĐT Long Hưng với quy mô đều lớn hơn 200ha là không đúng thẩm quyền theo Quy chế quản lý KĐT mới được quy định tại Nghị định 02/2006/NĐ-CP (thẩm quyền thuộc Thủ tướng Chính phủ quyết định).

Hiện dự án này chưa đảm bảo đầy đủ về trình tự, thủ tục, chưa đúng thẩm quyền theo quy định, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.

Trả lời chất vấn của người dân về những sai sót ngay từ đầu của dự án KĐT Long Hưng, đại diện Thanh tra Chính phủ cho biết, trước đây Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai rút kinh nghiệm trong vận dụng các quy định pháp luật, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục của dự án. 

Đại diện cho 240 hộ dân đứng đơn tố cáo, ông Nguyễn Văn Nhuần đề nghị tùy theo mức độ sai phạm phải xử lý trách nhiệm các cấp có thẩm quyền trong giai đoạn này, kể cả xử lý hình sự vì đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, đời sống người dân. Ý kiến này được người dân có mặt nhất trí và được đại diện Thanh tra Chính phủ ghi nhận để chuyển lên các cơ quan chức năng của Trung ương.

Donacoop đăng ký hoạt động chủ yếu về nông sản, tuy nhiên sau đó đầu tư mạnh vào lĩnh vực bất động sản. Người đại diện pháp luật là ông Bùi Thanh Trúc, giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Donacopp.