Thủy điện và lũ lụt miền Trung: Đi tìm nguyên nhân (Bài 1)

07/11/2020 13:04

Trong mùa mưa bão năm 2020, các tỉnh miền Trung đã chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt bão liên tiếp, hoàn lưu bão gây mưa lớn kéo dài, nhiều trận sạt lở đất và lũ lụt nghiêm trọng xảy ra, mọi quy luật về mưa bão thông thường bị phá vỡ. Vậy đâu là nguyên nhân?

Thủy điện và lũ lụt miền Trung: Đi tìm nguyên nhân (Bài 1)
Hiện trường vụ sạt lở đất tại xã Trà Leng (Nam Trà My, Quảng Nam)

Sạt lở liên tiếp xảy ra, do đâu?

Chỉ trong 1 tháng 10/2020, các tỉnh thành miền Trung đã phải hứng chịu 5 cơn bão với tần suất dày đặc, độ mạnh yếu khác nhau. Đặc điểm chung của tất cả các cơn bão là đều gây mưa lớn, lũ dâng, nhiều vụ sạt lở đất nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Theo GS.TS Nguyễn Thế Hùng – Chuyên gia lĩnh vực Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện, trong đất có những lực để giữ cho đất có liên kết, khỏi sạt lở (lực dính). Giả sử thời tiết vẫn bình thường, nhưng địa hình thay đổi dốc hơn thì có nguy cơ sạt lở hơn, mô men giữ nhỏ hơn mô men chống trượt. Hoặc giả sử địa hình không dốc nhưng xảy mưa nhiều khiến cho lực giữ của đất, lực chống trượt giảm đi; hoặc ở thậm chí trên mái dốc (trên đỉnh đồi núi) có những vùng trũng mưa nhiều thấm không hết đọng lại thành vùng trũng cục bộ trên mái dốc thì mái đất chỗ đó cũng tăng nguy cơ sạt lở. Một nguyên nhân nước là nhân tố mặt đệm bị suy giảm.

“Ở miền Trung lại hội đủ 3 cả yếu tố trên, địa hình mặt dốc, thời gian qua mưa nhiều, mưa kéo dài khiến đất no nước, và có phần của nhân tố mặt đệm – thảm thực vật bị suy giảm dẫn đến hiện tượng sạt lở nghiêm trọng”, GS. TS Nguyễn Thế Hùng nói.

Còn theo PGS.TS Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ), hiện tượng sạt lở đất liên tiếp trong thời gian qua là có nguyên nhân chính là do mưa bão kéo dài. “Lượng nước trong lòng đất đã bão hòa khiến đất không còn khả năng chứa nước”, ông Tuấn nói và bổ sung thêm, dù tác động chính là mưa bão nhưng vẫn có những tác động từ các hoạt động dân sinh như việc khai thác đất đá ven núi quá nhiều làm gia tăng nguy cơ sạt lở.

Thủy điện và lũ lụt miền Trung: Đi tìm nguyên nhân (Bài 1)
Các thủy điện thực hiện điều tiết nước theo đúng quy định, giúp giảm cắt lũ cho hạ du

Cần có cái nhìn khách quan về thủy điện

Sau những sự cố về sạt lở đất nghiêm trọng như tại thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế), vụ sạt lở đất tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam), nhiều ý kiến cho rằng phải đánh giá tác động của thủy điện đối với các vụ sạt lở trên.

Tuy nhiên, phải nhìn nguyên nhân của những vụ sạt lở trên dựa trên những căn cứ khoa học và xác đáng.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chỉ trong 20 ngày đầu tháng 10/2020, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi liên tục xảy ra mưa lớn. Tổng lượng mưa đo được cả đợt từ 1.000 mm đến 2.000 mm, có những nơi từ 2.000 – 3.000 mm, cao gấp 3 – 5 lần so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Theo các chuyên gia, trong năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, khu vực miền Trung chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino gây khô hạn, kết cấu của đất bị phá vỡ, đến khi mưa lớn dồn dập đất dễ bị no nước và gây ra sạt lở.

Đơn cử như vụ sạt lở tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam), theo Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, từ các kết quả nghiên cứu của viện và khảo sát thực địa tại hiện trường ngày 31/10 cho thấy, đây là khu vực có tổ hợp rất nhiều bất lợi về địa hình dốc, phân cắt mạnh nên hình thành 1 khe suối hẹp hình chữ V, có độ dốc từ 300 – 450; 2 vách bên khe suối có cấu tạo nền đất bở rời, nằm trên nền đá gốc nên dễ gây sạt trượt. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian từ ngày 6 đến 22/10, mưa kéo dài, đất bị bão hòa hết và khi gặp trận mưa lớn ngày 27-28/10 (bão số 9) với gần 180mm thì đất như một khối bùn lỏng, sạt lở lao nhanh xuống phía dưới tạo ra trận lũ quét kéo theo đất đá, cây cối chắn ngang cống thoát nước dẫn tới dòng bùn đá đã chuyển hướng sang bờ phải lao vào khu dân cư, cuốn đi tất cả trên đường đi của nó, tạo ra thảm họa sạt lở. Tức là, vụ việc sạt lở xảy ra không phải do hoạt động của công trình thủy điện.

Hay ở thủy điện Rào Trăng 3, sạt lở không xảy ra ở khu vực thủy điện mà các đó hàng chục km. Trong lịch sử, cũng từng có nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng nhưng khu vực đó không hề có công trình hay dự án thủy điện.

Cần phải nói, trên thực tế, các công trình thủy điện lớn tại Quảng Nam đã phát huy vai trò cắt lũ hiệu quả cho vùng hạ du trong mùa mưa bão năm 2020.

Trong những cơn bão từ số 5 – 8, mặc dù trên địa bàn xảy ra mưa lớn nhưng tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng không bị ngập sâu kéo dài nhờ lượng nước trên thượng nguồn đổ về các hồ thủy điện giúp cắt lũ. Tại cuộc họp phòng chống bão số 9 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết để đón bão số 9, các hồ thủy điện đã vận hành điều tiết nước xuống dưới báo động 1. Các hồ có khả năng chưa được 200 triệu khối nước, vì vậy, nếu lượng mưa trong bão số 9 là từ 300 – 400 mm thì các hồ thủy điện hoàn toàn có thể vận hành đảm bảo cho hạ du.

Thủy điện và lũ lụt miền Trung: Đi tìm nguyên nhân (Bài 1)
Ông Nguyễn Đức Mẫn cho biết việc thủy điện Đăk Mi 4 xả điều tiết nước đã được thông báo rộng rãi và mọi người dân trong thôn đều biết và chủ động ứng phó

Sau đợt bão số 9, thủy điện Đăk Mi 4 vận hành điều tiết nước theo đúng quy định đảm bảo các nội dung quy định theo Quyết định 1865/QĐ-TTg về quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (thường gọi là quy trình 1865) và được sự đồng ý của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam.

Việc thực hiện điều tiết nước cũng thực hiện rộng rãi, công khai. Thôn Lệ Sơn Nam (Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng) cũng chịu ảnh hưởng của đợt điều tiết nước từ thủy điện Đăk Mi 4 nên cả thôn bị ngập nước, nhà ngập cao nhất là 1,5 mét. Tuy nhiên, người trong thôn không bị bị động khi nước lên vì đã được thông báo trước. Ông Nguyễn Đức Mẫn (Tổ 6, thôn Lệ Sơn Nam, Hòa Tiến, Hoà Vang) cho biết ông và người dân trong thôn đã được thông báo về thời gian và lưu lượng nước do thủy điện Đăk Mi 4 điều tiết xuống hạ du, vì vậy, nhà nào ở vùng trũng thấp, nguy cơ ngập cao đều đã đi sơ tán, tài sản đã được đưa lên cao để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, theo người dân trong thôn, nguyên nhân dẫn tới việc liên tục ngập sâu không phải là do thủy điện điều tiết nước mà là hệ quả của việc xây dựng các công trình giao thông, cụ thể ở đây là đường vành đai thành phố nhưng công trình thoát nước đi kèm quá nhỏ, khiến nước từ thủy điện xuống hạ du không thoát nhanh ra sông được mà bị giữ lại gây ngập nhà người dân.

Bà Đặng Thị Đay (Tổ 6, Thôn Lệ Sơn Nam, Hòa Tiến, Hòa Vang) cho biết những năm trước đây đã từng có nhiều trận mưa lớn, đại hồng thủy gây ngập thôn nhưng nước chỉ lên đến đầu gối là cao. “Trong khoảng vài năm trở lại đây, từ khi có đường vành đai thành phố, cứ mưa là ngập, như riêng tháng 10 năm nay đã ngập đến 5 lần”, bà Đay nói.

Nhóm phóng viên miền Trung

TagTag:

Theo dòng sự kiện

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Việc bổ sung các dự án thuỷ điện phải qua nhiều chốt chặn Thủy điện góp phần quan trọng về phát điện, làm chậm lũ và cấp nước cho hạ du Cứ thấy lũ, lụt thì đổ cho thủy điện là không đúng!
[Xem thêm]

Tin mới hơn

Đại biểu quốc hội lo ngại chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 cao Đại biểu quốc hội lo ngại chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 cao Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông: Sẽ định danh người sử dụng mạng xã hội Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông: Sẽ định danh người sử dụng mạng xã hội

Tin cũ hơn

295 thủ tục hành chính cấp Trung ương của Bộ Công Thương được triển khai dịch vụ công trực tuyến "Mưa to hàng nghìn mm, cả cánh rừng bạt ngàn cũng phải sạt, đừng có đổ cho thủy điện"! Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát, thăm hỏi người dân chịu ảnh hưởng của bão số 9 Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ; chủ động ứng phó siêu bão Goni Ngành Tài chính tôn vinh các gương thi đua điển hình Tuyên truyền dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng cần bài bản, khoa học Chính phủ xác định những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cuối năm Phó Thủ tướng Chính phủ: Rất nhiều khu vực sạt lở đất không có thủy điện!
[Xem thêm]

Bạn đang đọc bài viết "Thủy điện và lũ lụt miền Trung: Đi tìm nguyên nhân (Bài 1)" tại chuyên mục Tin tức mới. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0931318385hoặc gửi về địa chỉ email (bbt@biztoday.vn).  
#