Vì sao TID Group là cái tên được chọn ở 'đất vàng' In Tiến Bộ?

Việc TID Group vượt mặt những 'ông lớn' có khẩu vị đầu tư quen thuộc với những khu đất vàng ở vùng lõi thủ đô - chẳng hạn như Vingroup hay BRG, trở thành cái tên được In Tiến Bộ “chọn mặt gửi vàng” ở dự án Tiến Bộ Plaza khiến khiến dư luận đặt nhiều nghi vấn tiềm lực tài chính của doanh nghiệp này.

Tháng 6/2019, Công ty TNHH MTV In Tiến Bộ (In Tiến Bộ) - đơn vị quản lý lô đất số 175 Nguyễn Thái Học, bất ngờ thông báo sẽ di dời cơ sở sản xuất tại số 175 Nguyễn Thái Học (Hà Nội) ra địa điểm mới để triển khai dự án địa ốc có tên gọi Tiến Bộ Plaza.

Đây là tổ hợp công trình hỗn hợp khách sạn 5 sao, khách sạn căn hộ, văn phòng (ngoại trừ diện tích 1.000 m2 văn phòng của In Tiến bộ) và trung tâm thương mại, cây xanh, dịch vụ công cộng. Dự án được phát triển trên khu đất rộng 3,2 ha tại 175 Nguyễn Thái Học, vốn thuộc quyền quản lý sử dụng của In Tiến Bộ. Với diện tích xây dựng lớn cùng vị trí đắc địa, Tiến Bộ Plaza được xem là mảnh "đất vàng” hiếm hoi còn sót lại vùng nội đô.

Vì sao TID Group là cái tên được chọn ở 'đất vàng' In Tiến Bộ?
Phối cảnh dự án Tiến Bộ Plaza (Ảnh nguồn internet)

Tháng 7/2019, một số thông tin cho biết bên hợp tác với In Tiến Bộ để phát triển dự án là CTCP TID.

Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, In Tiến Bộ và CTCP TID đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án Tiến Bộ Plaza từ tháng 7/2016 và hiện nay, TID chính là đối tác của In Tiến Bộ để thực hiện siêu dự án này.

Với vị trí đắc địa nằm ngay bên Quảng trường Ba Đình và các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Hà Nội như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Tây... lô đất số 175 Nguyễn Thái Học có thể coi là mảnh đất vàng cuối còn sót lại trong lòng Thủ đô.

Không phải những VinGroup, SunGroup hay BRG, mà TID Group mới là cái tên được "chọn mặt gửi vàng" ở dự án Tiến Bộ Plaza không khỏi thu hút sự chú ý của dư luận về doanh nghiệp này.

TID Group và câu hỏi về tiềm lực tài chính

Công ty CP TID (TID Group) tiền thân là Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghiệp TID, được thành lập từ năm 1995, công ty cổ phần TID là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công chuyên nghiệp hệ vách kính lớn, kính vượt khổ, kính cản nhiệt và thang máy cho các toà nhà cao tầng. TID cũng là nhà cung cấp cửa và cửa sổ nhôm chuyên biệt cao cấp với nhiều hạng mục sản phẩm đa dạng đáp ứng các nhu cầu thiết kế ngày càng đặc sắc của các kiến trúc sư cho các hộ gia đình.

Theo giấy đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 13/7/2018, TID Group có vốn điều lệ 295 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông sáng lập là Hoàng Hải Yến, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Quang Hân và Nguyễn Thị Hồng Minh. Hiện hai nhà sáng lập là ông Nguyễn Quốc Hùng và ông Nguyễn Quang Hân đã chuyển nhượng toàn bộ vốn góp.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng Minh và bà Hoàng Hải Yến nắm giữ lần lượt 10% và 4,56% vốn điều lệ. Hơn 85% vốn điều lệ còn lại chưa rõ do cá nhân hay tổ chức nào sở hữu.

Điều đáng nói, lô đất 175 Nguyễn Thái Học từng được nhiều doanh nghiệp bất động sản thuộc hàng "cá mập" để ý, song TID Group vẫn có thể dễ dàng vượt qua để trở thành nhà đầu tư dự án Tiến Bộ Plaza khiến dư luận đặt nhiều nghi vấn tiềm lực tài chính của doanh nghiệp này.

Bởi 6/2018, TID Group là doanh nghiệp có tên trong danh sách các doanh nghiệp nợ thuế kéo dài (Cục Thuế Hà Nội công bố 6/2018). TID Group “đội sổ” với số nợ đọng hơn 4 tỷ đồng. Mặc dù Cục Thuế Hà Nội đã đăng công khai từ năm 2015 hoặc 2016, cùng với nhiều lần có văn bản thông báo đến doanh nghiệp thế nhưng đơn vị này này vẫn “chây ì”, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Những năm gần đây, TID có kết quả kinh doanh khiêm tốn, chỉ lãi vài tỷ đồng mỗi năm, đồng thời tỷ suất sinh lời cũng càng ngày càng giảm. Khả quan nhất là năm 2017, công ty này ghi nhận doanh thu thuần đạt 262,4 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 12 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 4,5%.

2250-tai-chinh
Tình hình tài chính của TID giai đoạn 2017 - 2019 (Ảnh Nhà đầu tư)

Năm 2018, doanh thu thuần của TID đạt 319,3 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 3,6 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 1,1%. Sang năm 2019, 2 chỉ tiêu này lần lượt là 406,8 tỷ đồng và 2,4 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 0,59%.

Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của TID đạt 916,5 tỷ đồng, giảm 26,5% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng nhẹ lên mức 473,8 tỷ đồng.

Từ kết quả kinh doanh trên, có thế thấy rằng TID Group đang không vững mạnh về tài chính. Từ đó, nhà đầu tư hoàn toàn đặt ra câu hỏi về năng lực quản lý lãnh đạo và thực hiện dự án của doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp từng vướng phải "tai tiếng"

Được biết, hiện tại TID Group đang hoạt động với 3 lĩnh vực bất động sản, thang máy và nhôm kính. Trong lĩnh vực BĐS, doanh nghiệp này được biết đến là CĐT thực hiện hai dự án là tòa nhà văn phòng cho thuê 15 tầng TID Centre tại số 4 Liễu Giai và tổ hợp căn hộ cao cấp Dolphin Plaza tại Mỹ Đình, Hà Nội.

Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư BĐS, TID vướng phải không ít lùm xùm, "tai tiếng".

Dẫn nguồn tin từ Sức khỏe Cộng đồng, khoảng giữa năm 2016, những lùm xùm về việc chung cư Dolphin Plaza (Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang bị cầm cố ở ngân hàng đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

2512-dolphin-plaza
Dolphin Plaza từng gây bão dư luận vì CĐT TID Group đem căn hộ tại dự án thế chấp ngân hàng.

Sự việc bắt đầu từ câu chuyện của bà Nguyễn Thị Hương, chủ nhân một căn hộ tại Dolphin Plaza sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã làm các thủ tục để thế chấp căn hộ tại ngân hàng Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội. Tuy nhiên, tại đây, bà Hương nhận được thông tin “toà nhà Dolphin Plaza đã bị chủ đầu tư mang thế chấp”.

Bà Hương sau đó đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng TP. Hà Nội yêu cầu làm rõ vấn đề. Tuy nhiên, chỉ đến khi sự việc có sự tham gia của báo chí, buổi tối cùng ngày trường hợp của bà Hương mới được giải quyết. Phía ngân hàng thông báo căn hộ của bà Hương đã được giải chấp và chỉ đủ điều kiện để hoàn thành thủ tục vay vốn.

Trước thông tin này, nhiều khách hàng này đặt nghi vấn chủ đầu tư đã cầm cố dự án Dolphin Plaza để vay vốn ngân hàng, đồng thời lo ngại nếu như vậy thì người mua nhà có thể gặp rủi ro khi chủ đầu tư không trả được nợ ngân hàng và dự án sẽ bị nhà băng siết nợ, giống như tình huống xảy ra gần đây tại dự án Harmona (TP. HCM).

Ngay sau đó, TID đã lên tiếng “đáp trả” dư luận rằng đơn vị này có quyền thế chấp các tài sản thuộc sở hữu của mình mà không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.

Các căn hộ đã bán, đã thu tiền đều được giải chấp và thực tế khách hàng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đồng thời nhận được đầy đủ các quyền lợi liên quan.

“Ngân hàng và chủ đầu tư khẳng định mối quan hệ tín dụng giữa hai bên không ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng và chưa từng xảy ra bất kỳ khiếu kiện, mâu thuẫn quyền lợi về vấn đề này", một văn bản của TID phản hồi về vấn đề này khẳng định.

Được biết, Dolphin Plaza là dự án chung cư cao cấp được khởi công từ năm 2008, tổng số vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng với 4 tòa tháp cao 28 tầng và được đưa vào hoạt động sau 4 năm xây dựng. Trước đây, dự án được bán với giá dao động 32-35 triệu đồng mỗi m2. Với diện tích từ 130m2 đến 198m2, các căn hộ tại đây có giá từ 4 tỷ đồng.

Trong quá trình thi công dự án cũng đã gặp nhiều sự cố như việc người dân xô đổ tường bao tòa nhà Dolphin Plaza vào ngày 31/10/2012. Sau đó, đến ngày 6/11, đơn vị thi công tiếp tục xây lại thì người dân lại tiếp tục ra xô đổ.

Theo lý giải của người dân, đơn vị thi công đã xây tường bao vi phạm. Thời điểm đó, đại diện Ban quản lý Dự án Dolphin Plaza từng cho biết, diện tích 814m2 đất lưu không của phố Trần Bình thuộc sự quản lý của Dolphin Plaza, đã được UBND TP Hà Nội cho thuê và đã được cấp sổ đỏ.

Trước khi tiến hành xây dựng tường rào, ngày 29/10, Dolphin Plaza đã có văn bản gửi UBND Mỹ Đình về việc xây dựng hàng rào tạm phía đường Trần Bình và đã được lãnh đạo đồng ý “bằng miệng”, chưa có văn bản chính thức.

Cũng trong khoảng thời gian cuối năm 2012, các hộ dân tại 28 Trần Bình, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (nay là Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã từng khiếu nại chủ đầu tư dự án Dolphin Plaza giai đoạn 2 có dấu hiệu vi phạm pháp luật, báo cáo sai sự thật và thiếu minh bạch, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, bồi thường…

Tháng 6/2019, Công ty TNHH MTV In Tiến Bộ (In Tiến Bộ) - đơn vị quản lý lô đất số 175 Nguyễn Thái Học, bất ngờ thông báo sẽ di dời cơ sở sản xuất tại số 175 Nguyễn Thái Học (Hà Nội) ra địa điểm mới để triển khai dự án địa ốc có tên gọi Tiến Bộ Plaza.

Đây là tổ hợp công trình hỗn hợp khách sạn 5 sao, khách sạn căn hộ, văn phòng (ngoại trừ diện tích 1.000 m2 văn phòng của In Tiến bộ) và trung tâm thương mại, cây xanh, dịch vụ công cộng. Dự án được phát triển trên khu đất rộng 3,2 ha tại 175 Nguyễn Thái Học, vốn thuộc quyền quản lý sử dụng của In Tiến Bộ. Với diện tích xây dựng lớn cùng vị trí đắc địa, Tiến Bộ Plaza được xem là mảnh "đất vàng” hiếm hoi còn sót lại vùng nội đô.

Vì sao TID Group là cái tên được chọn ở 'đất vàng' In Tiến Bộ?
Phối cảnh dự án Tiến Bộ Plaza (Ảnh nguồn internet)

Tháng 7/2019, một số thông tin cho biết bên hợp tác với In Tiến Bộ để phát triển dự án là CTCP TID.

Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, In Tiến Bộ và CTCP TID đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án Tiến Bộ Plaza từ tháng 7/2016 và hiện nay, TID chính là đối tác của In Tiến Bộ để thực hiện siêu dự án này.

Với vị trí đắc địa nằm ngay bên Quảng trường Ba Đình và các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Hà Nội như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Tây... lô đất số 175 Nguyễn Thái Học có thể coi là mảnh đất vàng cuối còn sót lại trong lòng Thủ đô.

Không phải những VinGroup, SunGroup hay BRG, mà TID Group mới là cái tên được "chọn mặt gửi vàng" ở dự án Tiến Bộ Plaza không khỏi thu hút sự chú ý của dư luận về doanh nghiệp này.

TID Group và câu hỏi về tiềm lực tài chính

Công ty CP TID (TID Group) tiền thân là Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Công nghiệp TID, được thành lập từ năm 1995, công ty cổ phần TID là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công chuyên nghiệp hệ vách kính lớn, kính vượt khổ, kính cản nhiệt và thang máy cho các toà nhà cao tầng. TID cũng là nhà cung cấp cửa và cửa sổ nhôm chuyên biệt cao cấp với nhiều hạng mục sản phẩm đa dạng đáp ứng các nhu cầu thiết kế ngày càng đặc sắc của các kiến trúc sư cho các hộ gia đình.

Theo giấy đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 13/7/2018, TID Group có vốn điều lệ 295 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông sáng lập là Hoàng Hải Yến, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Quang Hân và Nguyễn Thị Hồng Minh. Hiện hai nhà sáng lập là ông Nguyễn Quốc Hùng và ông Nguyễn Quang Hân đã chuyển nhượng toàn bộ vốn góp.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng Minh và bà Hoàng Hải Yến nắm giữ lần lượt 10% và 4,56% vốn điều lệ. Hơn 85% vốn điều lệ còn lại chưa rõ do cá nhân hay tổ chức nào sở hữu.

Điều đáng nói, lô đất 175 Nguyễn Thái Học từng được nhiều doanh nghiệp bất động sản thuộc hàng "cá mập" để ý, song TID Group vẫn có thể dễ dàng vượt qua để trở thành nhà đầu tư dự án Tiến Bộ Plaza khiến dư luận đặt nhiều nghi vấn tiềm lực tài chính của doanh nghiệp này.

Bởi 6/2018, TID Group là doanh nghiệp có tên trong danh sách các doanh nghiệp nợ thuế kéo dài (Cục Thuế Hà Nội công bố 6/2018). TID Group “đội sổ” với số nợ đọng hơn 4 tỷ đồng. Mặc dù Cục Thuế Hà Nội đã đăng công khai từ năm 2015 hoặc 2016, cùng với nhiều lần có văn bản thông báo đến doanh nghiệp thế nhưng đơn vị này này vẫn “chây ì”, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Những năm gần đây, TID có kết quả kinh doanh khiêm tốn, chỉ lãi vài tỷ đồng mỗi năm, đồng thời tỷ suất sinh lời cũng càng ngày càng giảm. Khả quan nhất là năm 2017, công ty này ghi nhận doanh thu thuần đạt 262,4 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 12 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 4,5%.

2250-tai-chinh
Tình hình tài chính của TID giai đoạn 2017 - 2019 (Ảnh Nhà đầu tư)

Năm 2018, doanh thu thuần của TID đạt 319,3 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 3,6 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 1,1%. Sang năm 2019, 2 chỉ tiêu này lần lượt là 406,8 tỷ đồng và 2,4 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 0,59%.

Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của TID đạt 916,5 tỷ đồng, giảm 26,5% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng nhẹ lên mức 473,8 tỷ đồng.

Từ kết quả kinh doanh trên, có thế thấy rằng TID Group đang không vững mạnh về tài chính. Từ đó, nhà đầu tư hoàn toàn đặt ra câu hỏi về năng lực quản lý lãnh đạo và thực hiện dự án của doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp từng vướng phải "tai tiếng"

Được biết, hiện tại TID Group đang hoạt động với 3 lĩnh vực bất động sản, thang máy và nhôm kính. Trong lĩnh vực BĐS, doanh nghiệp này được biết đến là CĐT thực hiện hai dự án là tòa nhà văn phòng cho thuê 15 tầng TID Centre tại số 4 Liễu Giai và tổ hợp căn hộ cao cấp Dolphin Plaza tại Mỹ Đình, Hà Nội.

Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư BĐS, TID vướng phải không ít lùm xùm, "tai tiếng".

Dẫn nguồn tin từ Sức khỏe Cộng đồng, khoảng giữa năm 2016, những lùm xùm về việc chung cư Dolphin Plaza (Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang bị cầm cố ở ngân hàng đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

2512-dolphin-plaza
Dolphin Plaza từng gây bão dư luận vì CĐT TID Group đem căn hộ tại dự án thế chấp ngân hàng.

Sự việc bắt đầu từ câu chuyện của bà Nguyễn Thị Hương, chủ nhân một căn hộ tại Dolphin Plaza sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã làm các thủ tục để thế chấp căn hộ tại ngân hàng Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội. Tuy nhiên, tại đây, bà Hương nhận được thông tin “toà nhà Dolphin Plaza đã bị chủ đầu tư mang thế chấp”.

Bà Hương sau đó đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng TP. Hà Nội yêu cầu làm rõ vấn đề. Tuy nhiên, chỉ đến khi sự việc có sự tham gia của báo chí, buổi tối cùng ngày trường hợp của bà Hương mới được giải quyết. Phía ngân hàng thông báo căn hộ của bà Hương đã được giải chấp và chỉ đủ điều kiện để hoàn thành thủ tục vay vốn.

Trước thông tin này, nhiều khách hàng này đặt nghi vấn chủ đầu tư đã cầm cố dự án Dolphin Plaza để vay vốn ngân hàng, đồng thời lo ngại nếu như vậy thì người mua nhà có thể gặp rủi ro khi chủ đầu tư không trả được nợ ngân hàng và dự án sẽ bị nhà băng siết nợ, giống như tình huống xảy ra gần đây tại dự án Harmona (TP. HCM).

Ngay sau đó, TID đã lên tiếng “đáp trả” dư luận rằng đơn vị này có quyền thế chấp các tài sản thuộc sở hữu của mình mà không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.

Các căn hộ đã bán, đã thu tiền đều được giải chấp và thực tế khách hàng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đồng thời nhận được đầy đủ các quyền lợi liên quan.

“Ngân hàng và chủ đầu tư khẳng định mối quan hệ tín dụng giữa hai bên không ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng và chưa từng xảy ra bất kỳ khiếu kiện, mâu thuẫn quyền lợi về vấn đề này", một văn bản của TID phản hồi về vấn đề này khẳng định.

Được biết, Dolphin Plaza là dự án chung cư cao cấp được khởi công từ năm 2008, tổng số vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng với 4 tòa tháp cao 28 tầng và được đưa vào hoạt động sau 4 năm xây dựng. Trước đây, dự án được bán với giá dao động 32-35 triệu đồng mỗi m2. Với diện tích từ 130m2 đến 198m2, các căn hộ tại đây có giá từ 4 tỷ đồng.

Trong quá trình thi công dự án cũng đã gặp nhiều sự cố như việc người dân xô đổ tường bao tòa nhà Dolphin Plaza vào ngày 31/10/2012. Sau đó, đến ngày 6/11, đơn vị thi công tiếp tục xây lại thì người dân lại tiếp tục ra xô đổ.

Theo lý giải của người dân, đơn vị thi công đã xây tường bao vi phạm. Thời điểm đó, đại diện Ban quản lý Dự án Dolphin Plaza từng cho biết, diện tích 814m2 đất lưu không của phố Trần Bình thuộc sự quản lý của Dolphin Plaza, đã được UBND TP Hà Nội cho thuê và đã được cấp sổ đỏ.

Trước khi tiến hành xây dựng tường rào, ngày 29/10, Dolphin Plaza đã có văn bản gửi UBND Mỹ Đình về việc xây dựng hàng rào tạm phía đường Trần Bình và đã được lãnh đạo đồng ý “bằng miệng”, chưa có văn bản chính thức.

Cũng trong khoảng thời gian cuối năm 2012, các hộ dân tại 28 Trần Bình, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (nay là Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã từng khiếu nại chủ đầu tư dự án Dolphin Plaza giai đoạn 2 có dấu hiệu vi phạm pháp luật, báo cáo sai sự thật và thiếu minh bạch, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, bồi thường…