Trong đó có 37 danh nghiệp Việt Nam, 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc, 2 doanh nghiệp Trung Quốc, 1 doanh nghiệp Nhật Bản, 1 doanh nghiệp Malaysia).
Các doanh nghiệp trên đã đóng cửa, dừng hoạt động. Do thiếu hiểu biết pháp luật hoặc cố ý, chủ đầu tư đã bỏ về nước nhưng chưa thực hiện quyết toán và hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu vật tư tồn đọng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, có thể bị xem xét khởi tố về hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chi cục Hải quan Hải Dương đã có văn bản gửi các đại sứ quán, hiệp hội doanh nghiệp của quốc gia có nhà đầu tư để phối hợp liên hệ chủ đầu tư, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhằm hoàn tất thủ tục quyết toán và nghĩa vụ thuế theo quy định. Đơn vị cũng gửi văn bản đến chủ đầu tư cho thuê mặt bằng nhà xưởng trong tỉnh nhằm kịp thời phối hợp thông tin đối với những trường hợp doanh nghiệp có ý định chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng nhà xưởng; có dấu hiệu, có kế hoạch dừng sản xuất, dừng hoạt động; di chuyển máy móc thiết bị ra khỏi nhà xưởng.