Bị ông Mai Huy Tân tố 'ăn chặn', chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng làm ăn ra sao?

Theo tìm hiểu, suốt giai đoạn 2016 – 2019, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô chỉ có lãi sau thuế duy nhất vào năm 2016 với mức lãi khiêm tốn 260 triệu đồng. 3 năm còn lại, công ty ghi nhận mức lỗ sau thuế ngày càng đậm, lần lượt là: 24 tỷ đồng, 99,5 tỷ đồng và 113,5 tỷ đồng.

du-an-cocobay-da-nang-1-1665729857.jpgDự án Cocobay Đà Nẵng. Ảnh: Nhuệ Lộc

Liên quan đến vụ tranh chấp ở dự án Cocobay Đà Nẵng, ông Mai Huy Tân, Chủ tịch Công ty TNHH Nhịp Cầu Việt Đức, nhà đầu tư đang kẹt 700 tỷ trong dự án Cocobay Đà Nẵng, cho rằng Công ty Thành Đô hoàn toàn có thể chi trả theo đúng cam kết nhưng doanh nghiệp cố tình không thực hiện bởi khu Nam An và khu Boutique với mức chi phí 1.000 USD/ngày luôn kín khách, và vận hành tốt.

Theo ông Tân, Công ty Thành Đô đang cố tình lấy lý do khối Condotel gặp khó khăn để không thực hiện cam kết ở hai khu còn lại và điều này là "không hợp lý khi họ cắt cam kết của các khu này mà vẫn giữ tài sản của chúng tôi để khai thác". 

“Việc Thành Đô đã ăn chặn toàn bộ thu nhập đã cam kết và không trả cho tôi là thái độ phi đạo đức của doanh nhân”, nhà đầu tư đang kẹt 700 tỷ trong dự án Cocobay Đà Nẵng nhận định.

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, giai đoạn 2016 - 2017, Thành Đô ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội về doanh thu thuần, khi tăng từ 12,8 tỷ đồng lên 1.034 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp cũng tăng từ 1,1 tỷ đồng lên tới 88,3 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2020 - 2021, Thành Đô ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội về doanh thu thuần, khi tăng từ 12,8 tỷ đồng lên 1.034 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp cũng tăng từ 1,1 tỷ đồng lên tới 88,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, năm 2018, đà tăng doanh thu đã bị bẻ gãy. Doanh thu thuần chỉ đạt 386 tỷ đồng, giảm tới 62% so với năm trước. Lợi nhuận gộp cũng lao dốc xuống 29 tỷ đồng, giảm 67%.

Năm 2019, doanh thu thuần “gượng dậy” lên 650 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp cải thiện theo, đạt 44,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, suốt giai đoạn 2016 – 2019, Thành Đô chỉ có lãi sau thuế duy nhất vào năm 2016 với mức lãi khiêm tốn 260 triệu đồng. 3 năm còn lại, công ty ghi nhận mức lỗ sau thuế ngày càng đậm, lần lượt lỗ 24 tỷ đồng, 99,5 tỷ đồng và 113,5 tỷ đồng.

Về tài sản, giai đoạn 2016 – 2019, tổng tài sản của Thành đô gia tăng rất mạnh, từ 3.783 tỷ đồng lên 12.671 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần.

Tuy nhiên, hầu hết tài sản được tài trợ bằng nợ phải trả, tăng từ 3.494 tỷ đồng lên 11.419 tỷ đồng, tức tăng gấp 3,2 lần. Nợ phải trả chiếm tới 90% tổng tài sản (thời điểm kết năm 2019) khiến Thành Đô có hệ số D/E (nợ phải trả/vốn chủ sở hữu) rất cao, lần lượt các năm là: 12 lần (2016), 6 lần (2017), 11,3 lần (2018) và 9,1 lần (2019).